Hầm bà lần

IMG_3644

Hầm bà lần

Tôi giả sử rằng, “lựa chọn” là một từ chủ động nhất trong đời sống ngôn ngữ của một con người tự do. Nhưng cả quyền lựa chọn cũng là một sự tự do có ngoại trừ, để nhớ một ý tưởng tôi mượn tạm đâu đó, không biết có liên quan tới Camus: người ta không thoát khỏi sự lựa chọn.

Một lời nói ra bao giờ cũng chứa một nguy cơ với người nói: nguy cơ của việc lời nói được nói ra. Tôi đã lựa chọn sự im lặng hoặc tự cho mình nhã hứng mở lời. Nếu cần viện đến một lý do, thì lúc này, đó là để góp thêm vào việc bày tỏ và thực hành lý tưởng huyên thuyên nhã nhặn của mình.

Trong trận mưa gió ngôn từ làm tốn giấy, tốn mực (in và trời), tốn đất đai báo chí và internet suốt mấy tháng nay, rút cục tôi đã không thể ứng dụng được cách ứng xử của nhà thơ Lê Đạt: người ta đang nói về một Nhã Thuyên nào đó, hẳn không phải tôi. Một người dẫu hết sức muốn tránh ảo tưởng về bản thân, cũng có thể thấy mình quan trọng quá. “Khôn đâu đến trẻ”, tôi hiểu câu tục ngữ của người Việt ta theo nghĩa nhất định người trẻ thì không nên khôn ngoan. Tôi thì nhất định tin rằng tôi còn trẻ.

Lựa chọn viết về Mở Miệng, với tôi, đơn giản nghĩa là tôi đã không chọn viết về Trần Dần, Lê Đạt hay Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng hay Nguyễn Du Nguyễn Trãi hay Ca Dao. Hẳn nhiên, tôi hiểu rằng, người ta có thể an toàn khi nương dựa và trông đợi vào những điều đang được bảo lãnh, nhưng người ta cũng có thể bình yên khi không tìm cách để được bảo lãnh.

Một hiện tượng thơ là một hiện tượng thơ, bất kể mọi nỗ lực Photoshop nó thì dấu vết của thơ ca vẫn còn đó: bằng những bài thơ đã được viết, những cuốn sách đã ra đời, bằng những con người đang sống hay đã chết vẫn còn đang biết nói năng.

Trong thơ ca, “cấm kỵ” là một từ ngữ vừa cổ xưa vừa tạm bợ. Nếu tôi hình dung cấm kỵ không phải như một cái ngoài ta, mà nằm sẵn trong ta, thì hẳn nhiên, tôi cũng không cần nương dựa vào từ “cấm kỵ” để tán dương sự can đảm hay để miệt thị thói yếu hèn. Nhưng khi thừa nhận những cấm kỵ giả định đang lừng lững trong đời sống và ngôn ngữ của chúng ta, tôi lại thấy ở đó tiềm năng của va chạm và thay đổi. Bởi lẽ, bất cứ khi nào chạm đến những cấm kỵ thì câu hỏi về sự tự do lại được đặt ra. Có giới hạn nào cho sự tự do này không?

Tôi chưa bao giờ có cảm giác ông Midas có đôi tai lừa là một ông vua đáng bỉ vì không dám “nói ra sự thật”. Tôi chỉ thấy một ông lão cô đơn. Cô đơn trong nỗi bất an về đôi tai bất thường của mình. Đòn trừng phạt mà Apollo giáng xuống ông vua tội nghiệp rút cục là vì… xung đột quan điểm thẩm mỹ.

Tôi không nói về nỗi thất vọng, niềm hi vọng, sự cảm kích, thói lãnh đạm, nỗi bất bình, thói cầu an… hay sử dụng các từ ngữ giàu khả năng bày tỏ thái độ xung quanh sự việc này. Nhưng tôi hẳn phải thẳng thắn về thái độ của mình: nếu nhất định người ta phải nói chuyện với nhau trên sự “nhân danh”, nhất là nhân danh những thứ lớn lao như lý tưởng, khoa học, lịch sử, tôi xin được im lặng. Tôi lựa chọn một trạng thái sống không nhân danh gì cả ngoài sự phô bày: ở đó, cái riêng tư, cái nhỏ bé, cái khoái cảm có câu chuyện của riêng nó. Trong sự tìm kiếm những khoái cảm, tôi tin sẽ chảy ra những dòng đậm vị của suy tư và yêu thương, và hẳn cũng sẽ có một chút khe hẹp dành cho những người ham muốn gắn kết và trao đổi.

Và đây có thể là cách ứng xử tôi đã học được từ thơ ca: tôi chưa bao giờ thấy thơ ca muốn là một thứ vũ khí, dù để được bọc vàng trong tay kẻ mạnh hay nằm đợi thời trong tay kẻ yếu. Để lựa chọn không trở thành vũ khí, để không nhận cái vinh hạnh khổ nạn của một vật tế, thơ ca, thường lựa chọn bảo vệ thứ mà nhiều người không tiếc cho đi: sự cô độc tự nó. Thậm chí, thơ, như tôi hiểu, sẵn sàng nhận về mình sự tổn thương, sự không được chia sẻ, không tìm cách che chắn hay gồng mình tự vệ.

Sự cô độc đó có thể gây ra ít nhất một chút quan hoài thiết thân của mỗi người, và có thể trở thành một mối quan tâm chung của cộng đồng, biết đâu.

Lúc tôi viết về thơ Mở Miệng, đó đang là chuyện đang-diễn-ra. Lúc tôi viết xong phần viết của mình, có thể thơ Mở Miệng đã là chuyện của quá khứ. Lúc tôi đang viết những dòng này, tôi tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đã đang dần hoá thạch. Tôi chưa biết, có thể cả những bức tượng thạch cao cũng có thể giao tình.

Dẫu thế nào, có những điều đang trôi đi và thay đổi trong cảm giác về sự lặp lại băng giá của tồn tại. Và bất kể vị thế bé nhỏ của văn chương và thơ ca, tôi cũng đã có lúc tin rằng chuyện mua vui cũng được một vài trống canh đôi khi cũng không phải là vô ích.

3.8.2013

Nhã Thuyên

46 comments

  1. Tôi đọc bài này, vô cùng cảm thông cho cô Nhã Thuyên khi chọn viết về nhóm Mở Miệng. Đúng là vụ Nhân văn giai phẩm tái thế rồi cô Nhã Thuyên ơi. Hết biết!

    Like

  2. […] Hầm bà lần Nhã Thuyên    August 3, 2013 https://junglepoetry.wordpress.com/2013/08/03/ham-ba-lan/   Tôi giả sử rằng, “lựa chọn” là một từ chủ động nhất trong đời sống ngôn ngữ của một con người tự do. Nhưng cả quyền lựa chọn cũng là một sự tự do có ngoại trừ, để nhớ một ý tưởng tôi mượn tạm đâu đó, không biết có liên quan tới Camus: người ta không thoát khỏi sự lựa chọn.   Một lời nói ra bao giờ cũng chứa một nguy cơ với người nói: nguy cơ của việc lời nói được nói ra. Tôi đã lựa chọn sự im lặng hoặc tự cho mình nhã hứng mở lời. Nếu cần viện đến một lý do, thì lúc này, đó là để góp thêm vào việc bày tỏ và thực hành lý tưởng huyên thuyên nhã nhặn của mình.   Trong trận mưa gió ngôn từ làm tốn giấy, tốn mực (in và trời), tốn đất đai báo chí và internet suốt mấy tháng nay, rút cục tôi đã không thể ứng dụng được cách ứng xử của nhà thơ Lê Đạt: người ta đang nói về một Nhã Thuyên nào đó, hẳn không phải tôi. Một người dẫu hết sức muốn tránh ảo tưởng về bản thân, cũng có thể thấy mình quan trọng quá. “Khôn đâu đến trẻ”, tôi hiểu câu tục ngữ của người Việt ta theo nghĩa nhất định người trẻ thì không nên khôn ngoan. Tôi thì nhất định tin rằng tôi còn trẻ.   Lựa chọn viết về Mở Miệng, với tôi, đơn giản nghĩa là tôi đã không chọn viết về Trần Dần, Lê Đạt hay Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng hay Nguyễn Du, Nguyễn Trãi hay Ca Dao. Hẳn nhiên, tôi hiểu rằng, người ta có thể an toàn khi nương dựa và trông đợi vào những điều đang được bảo lãnh, nhưng người ta cũng có thể bình yên khi không tìm cách để được bảo lãnh.   Một hiện tượng thơ là một hiện tượng thơ, bất kể mọi nỗ lực Photoshop nó thì dấu vết của thơ ca vẫn còn đó: bằng những bài thơ đã được viết, những cuốn sách đã ra đời, bằng những con người đang sống hay đã chết vẫn còn đang biết nói năng.   Trong thơ ca, “cấm kỵ” là một từ ngữ vừa cổ xưa vừa tạm bợ. Nếu tôi hình dung cấm kỵ không phải như một cái ngoài ta, mà nằm sẵn trong ta, thì hẳn nhiên, tôi cũng không cần nương dựa vào từ “cấm kỵ” để tán dương sự can đảm hay để miệt thị thói yếu hèn. Nhưng khi thừa nhận những cấm kỵ giả định đang lừng lững trong đời sống và ngôn ngữ của chúng ta, tôi lại thấy ở đó tiềm năng của va chạm và thay đổi. Bởi lẽ, bất cứ khi nào chạm đến những cấm kỵ thì câu hỏi về sự tự do lại được đặt ra. Có giới hạn nào cho sự tự do này không?   Tôi chưa bao giờ có cảm giác ông Midas có đôi tai lừa là một ông vua đáng bỉ vì không dám “nói ra sự thật”. Tôi chỉ thấy một ông lão cô đơn. Cô đơn trong nỗi bất an về đôi tai bất thường của mình. Đòn trừng phạt mà Apollo giáng xuống ông vua tội nghiệp rút cục là vì… xung đột quan điểm thẩm mỹ.   Tôi không nói về nỗi thất vọng, niềm hi vọng, sự cảm kích, thói lãnh đạm, nỗi bất bình, thói cầu an… hay sử dụng các từ ngữ giàu khả năng bày tỏ thái độ xung quanh sự việc này. Nhưng tôi hẳn phải thẳng thắn về thái độ của mình: nếu nhất định người ta phải nói chuyện với nhau trên sự “nhân danh”, nhất là nhân danh những thứ lớn lao như lý tưởng, khoa học, lịch sử, tôi xin được im lặng. Tôi lựa chọn một trạng thái sống không nhân danh gì cả ngoài sự phô bày: ở đó, cái riêng tư, cái nhỏ bé, cái khoái cảm có câu chuyện của riêng nó. Trong sự tìm kiếm những khoái cảm, tôi tin sẽ chảy ra những dòng đậm vị của suy tư và yêu thương, và hẳn cũng sẽ có một chút khe hẹp dành cho những người ham muốn gắn kết và trao đổi.   Và đây có thể là cách ứng xử tôi đã học được từ thơ ca: tôi chưa bao giờ thấy thơ ca muốn là một thứ vũ khí, dù để được bọc vàng trong tay kẻ mạnh hay nằm đợi thời trong tay kẻ yếu. Để lựa chọn không trở thành vũ khí, để không nhận cái vinh hạnh khổ nạn của một vật tế, thơ ca, thường lựa chọn bảo vệ thứ mà nhiều người không tiếc cho đi: sự cô độc tự nó. Thậm chí, thơ, như tôi hiểu, sẵn sàng nhận về mình sự tổn thương, sự không được chia sẻ, không tìm cách che chắn hay gồng mình tự vệ.   Sự cô độc đó có thể gây ra ít nhất một chút quan hoài thiết thân của mỗi người, và có thể trở thành một mối quan tâm chung của cộng đồng, biết đâu.   Lúc tôi viết về thơ Mở Miệng, đó đang là chuyện đang-diễn-ra. Lúc tôi viết xong phần viết của mình, có thể thơ Mở Miệng đã là chuyện của quá khứ. Lúc tôi đang viết những dòng này, tôi tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đã đang dần hoá thạch. Tôi chưa biết, có thể cả những bức tượng thạch cao cũng có thể giao tình.   Dẫu thế nào, có những điều đang trôi đi và thay đổi trong cảm giác về sự lặp lại băng giá của tồn tại. Và bất kể vị thế bé nhỏ của văn chương và thơ ca, tôi cũng đã có lúc tin rằng chuyện mua vui cũng được một vài trống canh đôi khi cũng không phải là vô ích.   3.8.2013 Nhã Thuyên   […]

    Like

  3. Một tâm hồn trong trắng đến ngần này, một tâm hồn nhiệt huyết vì con người đến ngần này, một kẻ ngây thơ với cuộc đời đến ngần này, một kẻ đứng bên lề thế cuộc đến dư thế lày, một phụ nữ tay không tấc sắt, mà lại bị vu cho toàn những tội tày đình không hà? 😀 😀 😀

    Like

  4. Rồi cũng đã đến lúc xuất hiện một nhà phê bình văn học…phi quốc doanh !!!! ” Sự thật luôn như những con chó bị đuổi ra khỏi nhà …” ( W.Shakespeare). Tôi xin mãi là một con chó rừng !!!!

    Like

  5. Tớ đọc hàng chục lần mà vẫn không hiểu mấy…..!!

    Có lẽ nhà thơ/ nhà văn Nhã Thuyên nên bình dân hóa ngôn từ để cho những người thuộc giai cấp vô sản như tớ hiểu chăng? Bởi nghe nói, ngoài 3 trẹo người là Nhân Dân đúng nghĩa, thì có đến 6 trẹo người thuộc giai cấp vô sản, bần nông ở Việt nam….! Rõ ràng, nhà thơ/ nhà văn Nhã Thuyên có ý muốn viết cho đông đảo mọi người hiểu, phải không?

    Chúc mọi sự tốt lành,

    Like

    • khổ1: đời là 1 sự lựa chọn
      khổ2: mọi lời nói (viết) ra đều ẩn chứa nguy cơ (bị sai) tuy vậy cũng phải nói.
      khổ3: nếu khôn như lê đạt thì đã làm thinh. vì tôi trẻ (dại) nên tôi chọn phải nói.
      khổ4: viết về mở miệng cũng là một sự lựa chọn. dù sự lựa chọn này ko được cây đa cây đề đảng bảo lãnh, nhưng tôi ko cần sự bảo lãnh nên cũng chẳng hề gì (bình yên)
      khổ5: thơ là một hiện tượng (xã hội) ko phụ thuộc vào nhà phê bình.
      khổ6: nếu cấm kỵ có ý nghĩa tự thân (!?) thì tự nó đã điều chỉnh. còn nếu nó do bên ngoài áp đặt thì giá trị chỉ mang tính thời vụ. (tự do muôn năm)
      khổ7: nhà vua có lỗ tai lừa dấu trong khăn chùm đầu là nhà vua cô đơn. lý do cô đơn là do tự nhà vua thấy nó xấu.
      khổ8: tôi chưa nói đến xúc cảm. nhưng nếu nhân danh ai đó để nói thì tôi im lặng. và tìm kiếm khoái cảm trong câu chuyện của mình, cũng có người muốn nghe câu chuyện của tôi.
      khổ9: tôi chấp nhận cô độc và tổn thương như một bài học từ thơ ca.
      khổ10: có khi cộng đồng lại đồng cảm với sự cô độc này.
      thôi mệt quá, dịch bở cả hơi tai. nhà văn nhà thơ nói (viết) xong cứ phải dịch mới hiểu chút chút.

      Like

      • Cảm ơn bạn khách đã bỏ thời giờ lý giải. Tuy nhiên, bạn có lẽ cầm đèn chạy trước máy bay chăng? Nhà thơ/ nhà văn Nhã Thuyên chắc gì đã viết, vs nội dung bạn lý giải.!

        Tớ không có ý chê Nhã Thuyên, nhưng tớ đã bỏ không dưới 30 phút để đọc đi đọc lại và cố hiểu những gì bài viết này truyền tải, và cuối cùng tớ thất bại.! Bài viết không gây buồn ngủ như họp Đảng Ủy, nhưng lằng nhằng khó nhớ không khác gì sử Đảng. Thậm chí đọc câu trước câu sau tớ đã quên luôn rồi…!

        Và giờ, tớ mất cỡ 10 phút để thấm những lời lý giải giả định của bạn.! 40 phút cho một bài, là yêu cầu thời đại fastfood này rồi….!

        Mấy ai đã bỏ thời gian ra để đọc 1 bài văn, hay 1 bài phê bình, mà sau đó, họ lại mất thêm thời gian để đọc lý giải…!! Đó hẳn là một sự hài hước nhẹ nhàng.

        Like

  6. Chào Nhã Thuyên. Tôi hiểu tâm trạng Nhã Thuyên đang rối bời. Đối với người trẻ họ thích phong các tây, họ gọi là phong cách hiện đại. Tôi sống ở tây từ khi Nhã Thuyên chưa ra đời, tôi rất hiểu trờ tây. Nó chẳng có gì đáng để học. Tôi cho Nhã Thuyên và đường link để hiểu về tây.

    http://www.theguardian.com/world/2013/jul/31/nsa-top-secret-program-online-data

    Tôi cũng làm thơ và thơ đối với tôi là tất cả, trong đấu tranh, trong mơ ước, nó không có giới hạn và là một vũ khí mạnh nhất.

    Like

    • da nach-danh … nen khong noi!
      Tôi sống ở tây từ khi Nhã Thuyên chưa ra đời, tôi rất hiểu trờ tây. Nó chẳng có gì đáng để học.
      Nghe ma … muon di dai !!!

      Like

      • Tặng co bé mấy chữ. Mấy chữ này sẽ đươ cô vào đời.

        Khai.
        Này cô bé đáng thương.
        Sinh ra trong hang đá.
        Nhà không có hố xí.
        Đụng đâu cũng thấy khai.

        Like

  7. Người ta không thoát khỏi sự lựa chọn.
    Nó luôn đúng với ý nghĩa chủ động ,ít nhất là cho đến thời điểm này .Cha mẹ sinh con -Trời sanh tánh ,đã tồn tại một thế lực siêu nhiên,không như hố đen trong Vũ trụ mà ngay giữa mỗi cuộc đời -Thế lực nắm bắt tư tưởng gọi là An tư toại nghiệp (!)
    Cùng với những hình mẫu sừng sững vươn …vươn mãi tận mây xanh : xưởng đẻ tư tưởng ,đóng mác học hàm .
    Nó lại càng đúng với cuộc đóng đầy sinh động: miếng giồi chó này mới đích thực phưng phức hương thơm từ con cầy béo ngậy trung thành ,chó mất bộ lòng không mất tiếng sủa ,sủa trăng sao .
    Còn cái khe hẹp cuối cùng cũng nắm .

    Có thể nào cái giới hạn cuối cùng của tự do trong khoảng cấm kỵ chính là sự thay đổi ,sự tan chảy cuồng nhiệt của tầng núi lửa đang sắp phun trào .

    Like

  8. Nhã Thuyên đã lên tiếng! Hình như là cái “tít” ở một blog khác có nói như vậy. Lần theo…thì biết được nội dung lấy từ đây ( lấy nguyên con)…
    Vâng! Đúng là chả thoát được sự lựa chọn. Và, cứ thoải mái chọn đi thôi, có điều chọn cái gì cho “hạp”.
    Tôi cũng đã đọc comment của bác ( cô, anh chú dì….) daodienmiennam hiểu ra rằng bác này nói đúng!
    Trong bài, Nhã Thuyên có nhắc đến Lê Đạt “phu chữ-hèn đại nhân” thế mà không “chọn”nốt câu cụ Lê Đạt vẫn tâm đắc:” Nói năng viết lách cũng như ăn, dùng đại ngôn cho lắm là chả biết cách ăn kiêng…bệnh từ đó mà ra (hoặc vào)..”
    Dũng cảm là cần thiết nhưng liều lĩnh lại khác rất nhiều!

    Like

  9. Nhã Thuyên ah! con người ta sinh ra đời đã phải cõng chính cuộc sống của mình,đó là gánh nặng đi trên con đường đời,Cái con đường đời đấy là chính kiến sống của chính chúng ta,,,Nếu chúng ta tự do và dũng cảm sống như ta mong muốn,ta tin tưởng thì tự do cần cho chúng ta như khí trời hit thở….Nhã Thuyên hãy dũng cảm sống như chính mình,và không cần phải chạy theo đám đông,,,,ta thương nàng thân gái mà dũng cảm làm sao !!!

    Like

  10. Chẳng cần phải “thanh minh” gì nhiều nữa, Nhã Thuyên thân mến ạ ! Bởi vì bạn đã có góc nhìn đúng, ở tầm nhìn rộng hơn lũ tiểu nhân đội danh trí thức “Hoá thạch” , hoặc nói như anh Phạm Xuân Nguyên : mấy tên trí thức “Chỉ điểm” ! Đầu óc chúng “hoá thạch”, cùn và ác từ thời “Nhân văn- Giai phẩm” nay vẫn là đá trơ trơ “Kiên trì đường lối..1 lề quốc doanh”… vậy thôi ! – Bạn đã đúng khi viết :” Lúc tôi viết xong phần viết của mình, có thể thơ Mở Miệng đã là chuyện của quá khứ. Lúc tôi đang viết những dòng này, tôi tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đang dần hoá thạch……Có thể cả những bức tượng thạch cao cũng có thể giao tình.”
    – Tôi chưa biết tới thơ Mở Miệng là gì…chỉ thấy bọn “chỉ điểm” và lũ người lùn thích đội mũ “Đỉnh cao trí tuệ” kia bới móc ra, làm mọi người chú ý thêm tới “thơ Mở Miệng” ; Chắc nó hay và lạ lắm đây ! Rõ là nó đã đi vào quá khứ, nhưng nhiều người lại đang tìm đọc nó…
    – Không, Nhã Thuyên đừng “hoá thạch” để còn đứng xem “những bức tượng thạch cao”…lùn lùn kia, chúng “giao tình” quái gở đến bao lâu nữa…?
    – Chúc Nhã Thuyên luôn thanh thản !

    Like

  11. Thà không đọc những gì cô Nhã Thuyên viết vì khi lỡ đọc rồi thì có muốn im lặng cũng không được nữa .Quay đầu lại để “mở miệng” mới có thể cắt đứt dòng suy nghĩ không thể buông tha.
    Tôi chỉ nói điều cần thiết : chúng tôi ở hải ngoại,các ông cầm quyền trong nước.Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng tôi có thể nhìn thấy gương mặt các ông qua lăng kính Nhã Thuyên và ngược lại .Để không muốn thấy gương mặt tôi bị biến dạng như các ông,tôi buộc phải nhìn nhận một điều : Nhã Thuyên thật sự có năng lực đem vào giữa hai “quan niệm thẩm mỹ cực đoan” một ý niệm thẩm mỹ mới có tiềm năng
    PHỔ QUÁT mà tôi dù đón nhận vẫn cảm thấy như bị cụt mất một cánh tay .Vậy thì các ông hãy sớm tước bằng Thạc sỹ văn chương của cô ta và tống cổ cô ta ra khỏi ĐHSP để giữa chúng tôi và các ông là một quan niệm thẩm mỹ chung luôn mang lại một cảm giác khoái cảm và đáng sống cho cả đôi bên ./.

    Like

  12. ” tôi chưa bao giờ thấy thơ ca muốn là một thứ vũ khí, dù để được bọc vàng trong tay kẻ mạnh hay nằm đợi thời trong tay kẻ yếu. ”

    Một khi em đã có lựa chọn mở miệng nói thật, thì thơ ca chính là vũ khí đó em. Nếu không, sao lại hầm bà lằng lên cả thế này.

    Like

  13. Chào Nhã Thuyên. Hôm nay với mục đích quay về cội nguồn Dân Tộc, Tôi sẽ đưa một số bài thơ của tôi lên đây.

    Sông Thương.
    Với nụ cười thơ ngây.
    Em đưa tôi vào đời.
    Thấy vầng trăng in nước.
    Ngỡ mình tắm sông thương.

    Người con gái trong bài thơ này có tên Hằng.

    Like

  14. Tôi có một so sánh lủng củng về những gì tôi đang nhìn thấy :
    Mối tình giữa nhạc sỹ thuộc trường phái Văn học lãng mạn Nguyễn Nhất Huy và ca sỹ Lê Kiều Như với ” tác phẩm Sợi Xích ” là một quá trình Khai Phóng .
    Mối tình của những nữ chiến binh guốc cao chân dài trong quân đội Bắc Hàn cũng là một quá trình khai phóng .
    Có khác nhau gì không ? Tôi mà bít là chít liền 🙂

    Like

    • Có một lần đang ngồi đợi ở ngân hàng Wells Fargo,tôi để ý thấy 3 bức ảnh treo tường chụp từ những ngày đầu thế kỷ trước về các nhân viên và khách hàng của họ : những chiếc xe ngựa tải bạc,những chiếc xe hơi chạy bằng hơi nước ,đàn ông và vụ nữ ăn mặc rất phong kín …Những bức ảnh gợi cho tôi nhớ về chủ nghĩa Hiện Sinh mà một trong những trụ cột khởi xướng là Friedrich Nietzsche và đối với tôi chính nó đã giúp phóng thích năng lượng sinh học trong xã hội Mỹ mà dường như không ai quan tâm đến quá trình tự tái tạo năng lượng đó như một vitamin không thể thiếu .
      Một khi năng lượng sinh học xã hội được chuyển thành năng lượng xã hội công nghiệp thì vai trò của giới nhà văn không chỉ đóng vai trò khởi động mà còn nên là làm tốt vai trò của một Bác sỹ giữ gìn sức khỏe cho xã hội đó .
      Nhã Thuyên là một Bác sỹ như thế chỉ tiếc rằng cô không được thừa nhận .

      Like

  15. khai phóng. nghĩa là đái khai. đái trong tiếng hán các bạn nên tìm hiểu. thơ của mở miệng rất khai, khai trong tiêng hán nên tìm hiểu. hậu hiện đại là giả định, tiếp âm phụ đề lên cực điểm của thứ nhạy cảm đa ngôn. nhã thuyên khai nó ra…thối….khẳm..nhưng xã hội đang thối, cũng nên xem nó thối như thế nào. bổn quan cũng có một lời khen trắng trợn. tài…..ranh….quá hiểm….có tinh thần kapka…

    Like

  16. Một năm có bao nhiêu cái luận văn thạc sĩ được bảo vệ? có bao nhiêu cái luận án được thông qua? có bao nhiêu đề tài cấp trường, bộ, đại học, nhà nước được nghiệm thu ? (Tôi chỉ nói đến những cái có liên quan tới văn chương thôi) thế nhưng cái Luận văn Cao học của Nhã Thuyên đã làm “nổi đóa” kha khá mấy tay nghiên cứu – phê bình – lí luận. Chỉ riêng điều này cũng đáng để Nhã Thuyên tự hào: Chị đã “gây sự” và thành công trong việc “gây sự”. Những người trẻ tuổi đã mở miệng và mở miệng thành công. Lề phải không in thì đã có lề trải lề giữa và siêu lề…. Còn mấy tay thủ cựu kia cũng phải mở mồm. Vâng họ đã mở mồm. Rùng rùng ngôn từ truy sát, lùng tùng xòe ngôn ngôn từ mit tinh hô hoán khẩu hiệu thời mao xếnh sáng đấu tố hội đoàn. Miệng lưỡi của mấy tay phê bình chỉ điểm phê bình kiểm dịch sao mà dơ dáng dạng hình.
    Luận văn của Nhã Thuyên là cơ hội cho những tay gàn dở hủ bại đủ loại cất lên tiếng kêu lạc điệu. Và những tiếng kêu ấy nói với tôi một điều khủng khiếp: Sự hấp dẫn của thói nô lệ, sự quyến rũ của chủ nghĩa toàn trị thật đáng sợ.

    Like

  17. Trời, trời đọc tuyên ngôn ” nho nhỏ ” về thơ, cũng có thể nói là về nghệ thuật này của bạn Nhã Thuyên tôi khoái bạn quá chừng đi. Đồng tình với từng chữ bạn đã viết ra.” Sự cô độc tự nó ” của nghệ thuật là cái đẹp nhất trên đời này và bài viết của bạn cũng thế.

    Like

  18. Tôi đã nghe về luận văn của bạn. Theo tôi trong cái rủi có cái may. Nếu bạn kiên trì con đường nghệ thuật theo những gì bạn viết ở trên lúc đầu sẽ khó khăn tìm đc bạn đọc ở Việt nam. Nay mọi người đã biết đến bạn qua câu chuyện luận văn bị đánh mọi người sẽ đọc bạn nhiều hơn và sẽ có những người thích bạn vì tác phẩm của bạn. Tôi thấy bạn nên tận dụng cơ hội này.

    Like

  19. Nhiều người cho Nhã Thuyên là có cái nhìn mới, dũng cảm khi nghiên cứu về đề tài mới của Nhóm Mở miệng. Nhưng tôi nghĩ với đề tài này thì chỉ có nghiện sex hoặc cuồng dâm thì mới đề cập đến mà thôi. Tởm quá

    Like

Leave a comment