Thư cuối năm

_MG_9650Hanoi, 14.12.2013

THƯ CUỐI NĂM

Gửi những người bạn tôi

đây, đó, này, kia, ấy, nọ

 

Những ngày soi gương, bỗng nhiên hốt hoảng, tôi nhận thấy mình không thoát khỏi sự khắc nghiệt của ngày tháng và sự khắc nghiệt của chính tôi khi thử thách độ dẻo dai của cơ thể và tim óc mình: ngày ăn dần tôi từng chút một, tôi ăn dần tôi từng chút một. Tôi muốn viết một thư dài lời. Tôi muốn nói với bạn thật nhiều như một kẻ yếu đuối đòi được thở than.

Tôi muốn, theo đề nghị của bạn, “minh bạch hoá” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên”. Giờ đây, tôi cảm thấy nó như một giai thoại thê thảm, bi lẫn hài mà không ít nguy hiểm lẩn quất. Nó có thể cũng chỉ đủ dùng cho một cuộc nhậu suông nhân cách nơi vỉa hè… Nó thế nào, vì sao, kết luận của “họ” là gì, hình thức kỉ luật, hậu quả hữu hình và vô hình, những người trong cuộc khác ra sao, tôi phản ứng thế nào từ đầu tới cuối, tại sao tôi chỉ có một trả lời trên blog cá nhân “như thể viết văn”? Tôi đã, đang, sẽ ra sao? Bạn đừng giận khi tôi nói trời ơi, tôi là kẻ trong cuộc mà cũng là kẻ đứng ngoài, vừa bất an vừa mỏi mệt lơ đãng. Tôi không từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể, nhưng cho phép tôi giữ sự bất tín của mình với những khái quát. Tôi không tin việc cố gạch vài đầu dòng rõ ràng về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả có thể thoả mãn chút nào sự tò mò và mối quan tâm của bạn dành cho tôi, và nhất là có thể làm tôi thấy những câu trả lời đó là đáng tin. Làm sao tôi có thể minh bạch hoá một chuyện, trong vô vàn những câu chuyện về sự bất công thiếu minh bạch và những điều tồi tệ hơn thế, đã xảy ra ở đây từ quá khứ tới hiện tại mà rút cục, nó chỉ giúp tôi nhìn rõ hơn những hỗn loạn, những mù tối, những khuất lấp, những điều chán nản, mệt mỏi, những uể oải sống trong từng người cụ thể, trong từng nhóm người, sự xấu xí của các hệ thống cưỡng chế tồn tại cá nhân… Nhưng tôi sẽ gắng để bạn có một chút hình dung tôi đã làm gì từ đó, bởi hình như, đó là điều mà bạn đã băn khoăn nhiều hơn cả về tôi, đã lo lắng nhiều hơn cả cho tôi, và sự ân cần trìu mến lẫn trông đợi của bạn làm tôi muốn mở lời.

Tôi ngoài cuộc đấu đá, đâm chém, đổi chác. Tôi ngoài cuộc với chính tôi. Nếu tôi coi tôi là quan trọng, hẳn tôi sẽ ngồi săm soi từng bài viết tấn công tôi hoặc dùng tôi làm điểm tấn công, tôi sẽ huy động hết sức sự minh mẫn để phản bác, chất vấn một chiều, gạch đỏ bôi đen những từ ác độc, tố sự vu khống, đòi hỏi minh bạch, tôi sẽ chép lại trong sổ tay những kẻ ném đá và hả hê nhổ nước bọt lên mình; rồi sau đó, tôi cũng nên tận dụng cơ hội được biết đến, để góp tiếng nói phản biện về học thuật và văn chương, bày tỏ thái độ với báo chí hội đoàn trong nước, mong mọi người ủng hộ mình,… Tôi phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho thất vọng, giận dữ, uất ức, tố cáo, kêu đòi. Tôi đã không đủ cuồng nộ để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội văn chương mà nhiều người đã khởi xướng. Tôi là kẻ trong cuộc, kẻ bị/được sử dụng. Tôi coi tôi, một cá nhân, là quan trọng. Khi không hồi đáp nhiệt tình những đòi hỏi lên tiếng của bạn, trước hết, tôi đòi hỏi tôi bình tĩnh và kiên nhẫn cho sự hiểu. Tôi chủ động tìm đến những người bạn có thể giúp tôi nhìn ra sự việc và lắng nghe lời khuyên, sự chia sẻ của họ. Tôi lắng nghe những tiếng nói phân tích, hướng dẫn, chất vấn, bảo vệ mình, ở trong hay ngoài nước. Tôi đón nhận những emails, điện thoại, tin nhắn, những chia sẻ từ những người bạn hay những người mà sau đó tôi may mắn được làm bạn… Tôi biết việc lắng nghe những tiếng nói đó là quan trọng, không phải chỉ bởi đó là những tiếng nói cho tôi hiểu về sự tồn tại của mình, mà còn bởi, nó bảo vệ niềm tin của tôi về một cộng đồng chia sẻ và phản biện. Câu chuyện một (vài) cá nhân luôn (cần) là một câu chuyện chung. Nếu không có sự cưu mang của cộng đồng những người tự tìm đến với nhau để chia sẻ tiếng nói nhiều phía ấy, có lẽ tôi đã ngã quỵ vì cái xấu, cái thảm bại. Tôi muốn gọi tên từng người bạn đã ở bên tôi, tôi muốn kể tên những người tôi chưa từng được dịp biết mặt, tôi muốn cảm ơn những người đã lên tiếng chỉ vì cảm giác của họ về “lẽ phải”, nhưng tôi biết sẽ là không đủ với một lời cảm ơn.

Thế rồi tôi đã, đang làm gì? Tôi biết bạn đã có lúc rất thất vọng.

Tôi, thoáng mỉa mai, tôi phải cảm ơn cuộc đời đã quyết định giùm tôi một số việc mà nếu để tự thân, tôi chưa hẳn dám bỏ đi thẳng băng sớm như thế: nó ném giùm tôi bằng đại học lẫn cao học để tôi khỏi phải sử dụng thêm, chặt đứt giùm tôi sự lưỡng lự và rút chân tôi ra khỏi một kết nối nhân duyên nặng nghĩa, nhiều xung đột và ít đam mê với công việc nghiên cứu. Tôi không còn mảy may bận tâm về các hội đoàn. Sự nồng nhiệt và thói hiếu động của tôi với đời sống văn chương tiếng Việt giảm đi nhưng tôi nghĩ điều đó không gây hại. Bây giờ, tôi không tưởng tượng thêm nữa về sự trung lập, độc lập của giáo dục, tôi không vẽ vời về sự thuần tuý của nghệ thuật. Rất nhiều điều lúc này lúc khác có vẻ cần thiết, tôi đã có thể đơn giản là bỏ qua chúng.

Tôi đã, đang, sẽ làm gì sau “tai hoạ”? Tôi có thể trả lời thành thật mà không xấu hổ: tôi hầu như chẳng làm gì. Tôi chưa cuống quýt tìm cách dùng mình vào việc gì đó. Tôi mất việc, và chẳng đi tìm việc. Tôi làm những thứ linh tinh vô hại. Tôi cắt giảm“đời sống xã hội” của mình. Tôi cũng không ngồi phòng tu kín mà viết lách hay đọc sách. Nếu tôi đã từng có tham vọng viết lách, giờ là lúc tôi muốn viết không tham vọng, nếu tôi đã từng thích thú ẩn dụ, giờ tôi sẽ viết những lời không ngụ ý, sẽ chụp những bức ảnh phi-ý niệm ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua, sẽ làm những video thơ không nội dung không kết quả. Nếu tôi đã từng muốn đọc hết những tên tuổi, giờ tôi chỉ đọc bạn bè. Nếu tôi đã từng nghĩ mình muốn là một người viết “chuyên nghiệp”, giờ tôi kháng cự lại ý định đó. Tôi sẽ xuất bản mà không cần bận tâm về sự xuất hiện hay lượng người đọc. Tôi yêu những tình yêu không lề thói, không đòi hỏi, những tình bạn vô cầu. Tôi nuôi nấng vài ý tưởng riêng với vài bạn bè thân thiết về giáo dục và nghệ thuật. Tôi là cái gì đó, đang trở thành, đang chuyển hoá thành cái gì đó, và tôi không thấy mình cần phải thành một cái gì đó.

Tôi đã hầu như trần trụi, và sự trần trụi đó vẫn chưa đủ thành thực. Tận cùng của sự thành thực  trong một cách sống thơ ca là gì?

Vài hôm trước, lần đầu tiên trong vô số các giấc mơ của tôi về người cha đã mất, ông (tôi nhắc tôi phải trở lại với cuộc đời ông, một con người bình thường đã đi trước và để lại cho tôi kinh nghiệm về sự bất công, đấu tranh và thất bại) xuất hiện tra khảo tôi về “vụ scandal”, lần đầu tiên trong mơ, tôi thấy ông thật xa lạ; và khi tỉnh dậy, thay vì buồn nhớ, tôi thấy mệt mỏi và trống rỗng. Ông hỏi: “Tại sao con không thực hiện điều công bằng với mình?” Tôi trả lời: “Làm thế nào con thực hiện điều công bằng khi con chưa thấy ý nghĩa của những việc đó?” Tôi đem giấc mơ kể với bạn, bạn tôi nói: “Ông ấy hích cậu.” Và bạn hỏi, sự công bằng với tôi là thế nào. Tôi trả lời bạn bằng một suy nghĩ dài, quyết định chọn lấy ba từ mà tôi cảm giác chúng giúp nắm bắt sáng rõ hơn ý tưởng của tôi, như một quả dọi cho quan niệm đạo đức cá nhân mà tôi lựa chọn có nó, nhưng không sống theo nó: thành thực (honesty), cảm thông (compassion), trân trọng (respect). Tôi gắng kiên nhẫn để cảm thông, hiểu và trân trọng những dạng ngôn ngữ khác nhau và thành thực trong những quyết định cá nhân. Còn lại, có lẽ tôi xa lạ với việc thực hiện lẽ công bằng theo lẽ phải quy ước nào đó.

Nhưng cả “lẽ công bằng cá nhân” này, tôi cũng không nhất định theo nó. Vì có thể, nó xung đột với tiếng nói bản năng của tôi, vì cơ thể tôi muốn nằm không nghĩ ngợi, muốn chìm đắm tự tại, muốn hoang dã, muốn kháng cự những đòi hỏi về trách nhiệm xã hội và lí tưởng công bằng, cơ thể tôi muốn đòi sự công bằng và tự do cho cảm giác của nó. Một lúc nào đó, có thể, tôi sẽ nghĩ lại và nghĩ khác. Lúc này, tôi chỉ còn muốn nghe được tiếng nhạc của cơ thể, của hơi thở mình. Tâm hồn tôi không ích kỉ một cách ích kỉ. Bây giờ, tôi nghĩ nhiều hơn về những điều tôi yêu, những điều tôi cần làm, những điều tôi có thể làm. Bây giờ, tôi chỉ thán phục những kẻ sống cho tình yêu. Bây giờ, tôi chỉ muốn dịch mọi ngôn ngữ sang ngôn ngữ của tình yêu. Tôi sẽ không còn đủ sức kháng cự nỗi tuyệt vọng trước cái xấu nếu cả tôi cũng bị đồng bộ hoá vào cỗ máy nặng nề của những thiết chế. Những giấc mơ của tôi sẽ bị nghiền nát. Và đó là điều tôi phải lựa chọn.

Tôi biết mọi sự vẫn mới (chỉ là) bắt đầu, thời gian coi ta là hạt bụi, thời gian sẽ chẳng đưa câu trả lời nào, nếu tôi không làm gì nữa cả. Thật may, tôi đủ kiêu ngạo để những lời độc địa không làm mình tủi giận, đủ khiêm nhường để không phàn nàn cuộc đời và đổ riệt cho “số phận”, đủ dẻo dai để không đay đả chuyện cũ, tôi yêu thương và không đóng cửa trái tim để nhận ra những tiếng nói yêu thương. Những lúc rệu rã, những lúc tôi thấy mình vô dụng nhất, tôi lại thấy những tên người, những khoảnh khắc ấm áp say mê của tình bạn, những ngây ngất của tình yêu, những cuộc trò chuyện, những gặp gỡ, những trái tim lạ lùng, những kẻ mở đường, những cuốn sách cũ, những người chết, những người đang sống… Nếu có lúc tôi từ chối lời ân cần, không thấy sự trông đợi của bạn, không nhìn ra gương mặt tình yêu, không cảm nhận được cơ thể tôi… thì bây giờ, tôi đang, lặng lẽ, nghe lại, cảm lại, hiểu lại, đang yêu, đang yêu lại, đang học cách yêu và làm đầy hành trình của mình, một lần nữa, một lần nữa, một lần nữa,….Tôi vừa trôi vừa nhìn tôi trôi. Tôi nhắc mình phải tin vào ngôn ngữ, thơ ca, tình yêu, tình bạn, kí ức, sự tồn tại của ý nghĩa, cái có thực của niềm vui, của say mê, tôi phải tin vào những giấc mơ và tiếng gọi của người chết. Tôi phải ôm mang cộng đồng của mình, cái cộng đồng nào đó tôi vẽ ra bằng tim óc, nhưng có hình hài trong những gặp gỡ may rủi. Và tôi muốn tiếp tục sống không hiệu quả, không năng suất, lười nhác, sống mỗi lúc một trần trụi, hân hưởng niềm vui, bảo vệ trái tim dễ tổn thương, giữ gìn sự im lặng và nuôi dưỡng nỗi cô độc, hào phóng tiêu thời gian vào những điều không lề luật, tôi muốn mở tim và buông tay, tôi muốn sống một cuộc đời yếu đuối, vô quyền lực, nhưng hướng về tự do, cái đẹp, và yêu thương. Tôi vẫn chưa cạn. Tôi chỉ để dành sự trống rỗng cho những thứ mới mẻ tràn vào.

Tôi không nói những lời này để kết thúc một sự việc, chỉ là để khép lại một đoạn đường. Và dù tôi đã làm bạn thất vọng lẫn lo âu, tôi chỉ muốn nói cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn… Cảm ơn vì đã gặp, đã biết, đã nghe, đã va chạm, đã hiểu, đã yêu nhau, dù chỉ trong những khoảnh khắc.

Lúc này, tôi chỉ muốn nói yêu.

Nhã Thuyên

51 comments

  1. Tôi muốn gửi tới em lời chào kính trọng của một thằng đàn ông lớn tuổi hơn em nhiều và cũng hèn hơn nhiều.
    Mấy hôm nay mới chỉ thấy có chị Từ Huy,chị Phương Anh lên tiếng bênh vực em,còn cánh đàn ông trong giới ĐH VN đâu cả,họ cũng “ngậm tăm” cả rồi sao?
    Và cả cái hội đồng thẩm định luận văn của em nữa,họ ở đâu ra,mặt ngang mũi dọc ra sao mà mấy năm rồi không nói gì,chỉ đên khi tuyên giáo ra lệnh mới thò mặt ra làm cái việc nhơ nhớp thế.
    Xin lỗi em,dù là người ngoại đạo không quen biết nhưng tôi cứ muốn nhổ vào cái lũ nguyễn văn lưu,đông la,vũ hạnh…(Tôi không viết hoa được tên bọn này)
    Cuộc đời này còn rộng lớn cho những người như em.
    Chúc em mạnh khỏe và vững vàng bước lên phía trước.
    Nguyễn văn Lịch,HN

    Like

    • không nên bỏ sót những người đàn ông đã mạnh mẽ chửi bon vô lại ,chửi cái thiết chế thối tha,có những đàn ông đã lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ NHÃ THUYÊN , sao không thấy mà bỏ ????????

      Like

    • Rất đồng tình entry này. Tuy nhiên muốn chửi nặng hơn nữa cơ! Song nghĩ lại thì thấy cũng không cần vì chửi mấy cái đầu đất sét, mấy thây ma chưa kịp chôn để làm gì cơ chứ? Tình cờ vào blog ĐL tôi cũng đã muốn bình “một đống phân quến nhiều ruồi và bọ” nhưng cố dằn…

      Like

    • không nên bỏ sót những người đàn ông đã mạnh mẽ chửi bon vô lại ,chửi cái thiết chế thối tha,có những đàn ông đã lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ NHÃ THUYÊN , sao không thấy mà bỏ ????????

      Like

  2. Những kẻ hèn thì dù có mũ cao áo dài thế nào cũng vẫn là hèn. Em đừng chấp bọn đó, hãy sống với niềm tin của mình. Trời có mắt đấy em a.

    Like

  3. Em ơi, những con người được chính quyền xua đuổi là những hạt giống cho một đất nước văn minh.

    Like

  4. Chúc em hạnh phúc. Rất khâm phục nghị lực của em. Là 1 thằng đàn ông hơn tuổi em, nhưng có lẽ với những chuyện như thế, a cũng muốn chửi thề chứ ko bình tĩnh nỗi.
    Cố lên em nhé. Thời nào cũng có những con chó điên cắn càn sau khi ăn phân của chủ.

    Like

  5. Tôi biết ơn cuộc sống vì đã có thể sinh ra những tâm hồn như em!
    Tôi không nghĩ mình hèn khi đứng về phía em mà chưa thể bộc lộ danh tính để bảo vệ em, nhưng tôi đau khổ vì điều này, tôi dành điều này cho một quyết tâm khác…
    Tôi thích cách em suy nghĩ. Em “đủ kiêu ngạo để để những lời độc địa không làm mình tủi giận…”
    Em sẽ còn trưởng thành hơn nữa! Nghịch lý thay, tôi nghĩ: chính những thử thách khắc nghiệt lại là chất xúc tác mạnh mẽ cho em. Và vượt lên tất cả, chỉ cần vị tha – không cần gì khác – đó là em đã làm được rất nhiều cho đồng bào mình và cho đồng loại.

    Like

  6. Những người bị chế-độ cọng-sản ruồng bỏ hôm nay là những ANH-TÀI của đất nước.Họ sẽ là những nhân-tổ xây-dựng VN sau khi tụi khốn-nạn nầy sụp-đổ.
    Anh nể-phục em;Nhã-Thuyên.

    Like

  7. Chú muốn vẽ một bức tranh.
    Cháu cùng lứa tuổi với con gái chú.
    Đọc xong bài của cháu, chú muốn vẽ một bức tranh (tiếc là chú không phải hoạ sĩ, chỉ là nhà giáo). Bức tranh ấy thế này:
    Một cô gái, chỉ còn đồ lót trên người đứng giữa một đám đông đàn ông vây quanh. Cô kiêu hãnh ngẩng cao đầu, nhìn về phía trời cao. Cả con người cô toát lên một vẻ đẹp cao quí, khó tả. Xung quanh cô, đám đàn ông hung tợn (có lẽ thế) rũ người xuống, đầu gần sát đất, trên tay họ vẫn còn cầm những mảnh vải mà họ đã xé ra từ trên người cô gái. Tất cả cứ bất động như thế. Chợt, cô gái mỉm cười

    Like

  8. Dear Thuyen , nhung hanh dong cua nhung ten gia khon nan kia , chi lam Thuyen sang ruc hon ma thoi !! nhung ten do cuoi cung cung se bien vao cai dong rac lich su ma cai che do CS nay da tao ra ma thoi !!be strong and be brave , minh thich nhat la cau tho cua Bui Chat !! Những người anh em

    Vẫn lừa lọc chúng tôi !! Ho co gang lua ca mot dan toc cang lau cang tot!!

    Like

  9. Con người cũng bao nhiêu hạng người. Những con người chỉ có lòng tham không có nhân tính thì họ biết nghĩ đến ai ngoải bản thân. Nhưng qui luật nhân quả không bỏ xót một ai. Một xã hội thối nát và luôn lo sợ sụp đổ thì Cháu xá gì cái bằng đó phải không? Cháu phải ngẫng cao đầu vì “vụ Nhã Thuyên” đóng góp thêm một bản án của chế độ giống như Nhân văn giai phẩm thứ 2. Xã hộị luôn đánh giá đúng và công bằng. Cái gì đến phải đến.

    Like

  10. Lịch sử sẽ minh chứng cho Em.Giáo làng đã đến dự đề tài thạc sĩ cảm giác lạc loài trong văn học việt nam của người xa xứ của bạn HUYỀN Ninh bình ,Giáo làng rất tiếc không được dự đề tài thạc sĩ của Thoan nhưng giáo làng ủng hộ và benh vực cho thoan vì thoan đã đi đúng hướng.Giáo làng đã nhờ VĂN VIỆT đăng đề tài thạc sĩ của em để mọi người hiểu rõ em.Chúc emhạnh phúc.

    Like

  11. Qua đọc bài tâm sự của bạn tôi thấy trân trọng bạn. Và tôi tin Bạn đã có giác ngộ cho chính mình. cuộc sống của bạn sẽ thanh thản hơn.
    Các bạn! Cái ác, cái không tử tế không có giới tính! Nó chỉ ác hơn, hèn hạ và thâm hiểm hơn khi nó được thực hiện ở những “trí thức giả”.
    Tôi nhình thấy sự tỏa sáng của Nhã Thuyên Trước cái ác, cái không tử tế.

    Like

  12. Rất đau đớn nhưng phải thừa nhận người hiền tài Việt Nam chỉ có thể phát triển ở nước ngoài (Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu …). Nếu ở Việt Nam tài năng họ cũng sẽ bị “bức tử” bằng cách này hay cách khác thôi.

    Like

  13. Cám ơn em ! Em đã giúp cho nhân loại hiểu hơn về CS .
    Em đã không chấp bọn chúng là đúng , vì chấp bọn nó hóa ra em bằng bọn nó à .
    Cuộc đời em đã sang một bước ngoặt mới , với nghị lực sống của em , anh tin em sẽ đóng góp nhiều cho xã hội và tương lai VN .
    Chúc em sức khỏe , thành công , hạnh phúc ! Yêu em nhiều .

    Like

  14. Viet nhu la em suy nghi, con nhung ke thua hanh de tru dap em chi la nhung ke bo do , hen ha. Anh tin chac se rat nhieu nguoi tran trong vi nhung gi em da lam .

    Like

  15. Chó săn không chỉ có ở các đoàn săn thú rừng,chó săn người thì chỉ cộng sản đẻ ra,nuôi dưỡng,gắn mề-đay mà thôi.Vàng chẳng sợ gì lửa,rồi có ngày lại phải trả lại sự công bằng như Văn Cao,Lê Đạt,Hoàng Cầm thôi.Lịch sử công tâm lắm.Rất tin Nhã Thuyên đủ sức yêu CON NGƯỜI-CUỘC SỐNG để ngấm đậm TÌNH NGƯỜI sống xứng đáng là một NGƯỜI!

    Like

  16. Chào bạn, tôi không là ai cả, nhưng tôi tự hào được sống là một con người cho ra con người. Tôi là đàn ông, nhưng khinh ghét cái lũ người sử dụng cái miệng tuôn ra những lời bẩn thỉu, đểu cáng, chúng dùng cái miệng để kiếm ăn, nhưng những cái miệng ấy không bằng cái háng các cô cave. Cái háng của các cô ấy vẫn là lương thiện, k làm hại ai. Tôi kính trọng và yêu quý bạn, khâm phục tâm hồn, trí tuệ và lương tâm bạn.

    Like

  17. Có một nước Việt riêng hẳn của nhân dân. Họ cố gắng sống tự do, có gì dùng nấy, không quá ươn hèn nhục nhã chạy theo vật chất, sống như loài vật.
    Chúc bạn đã gia nhập nước Việt Nam tự do.

    Like

  18. em rất ổn và cứ như vậy nhé Nhã Thuyên! anh tin những người bi vùi dập luôn được sự bù đắp, che chở, kẻ càng hạ mình xuống càng được nâng lên. Luôn bình an nhé!

    Like

  19. Tôi đã đọc lá thư này của em nhiều lần. Cái gây cho tôi ấn tượng mạnh là cách biểu đạt ngôn ngữ của em. Mới thoạt đọc phần đầu của thư, tôi nghĩ em là người của chủ nghĩa phi lí. Nhưng rồi, đọc hết, tôi hiểu ra những diễn ngôn của hậu hiện đại. Có vẻ như em không phải là một phần của lịch sử; không là cái bị các quan hệ xã hội hiện tồn qui định. Em là một đời sống, và đang cố gắng tự qui định cho bản thân mình, tìm ý nghĩa cho sự tồn tại của chính mình trong mối tương liên cảm thông, tình yêu mến của người khác, của cộng đồng. Em không tin vào các khái quát, những mối liên hệ tất yếu. Cuộc sống này hình như với em là những mảng ghép rời nhau, ngẫu nhiên, đa nghĩa. Những kế hoạch cho cuộc sống chợt đến lúc này, rồi nó lại trôi đi, có thể vào lúc khác…
    Tôi chưa được đọc luận văn “Vị trí của kẻ bên lề” của em về nhóm thơ Mở Miệng. Nhưng qua các thông tin khác, tôi hiểu, hình như em muốn tìm thấy cho cái bên lề một giá trị, một ý nghĩa tự thân, rằng nó không phải mang thân phận là bóng hình của cái khác, cái trung tâm đầy uy quyền, và cả bạo lực: nó có đời sống của nó, riêng nó; nó phải được đối xử bình đẳng như mọi tồn tại khác.
    Nhưng, em ạ,trung tâm, và cái bên lề không thuần lí là v/đ của nhận thức, của sự hiểu biết, và lí giải. Nó là v/đ của tồn tại, của đời sống lịch sử. Trong đó, với thực tiễn nước nhà, người ta đang dùng nhiều sức mạnh để mọi cái bên lề phải là tồn tại khác của cái trung tâm. Đó là sự bảo vệ lợi ích, quan hệ thống trị đương thời. Cái này, thì lí thuyết giải trung tâm của hậu hiện đại sẽ bị người ta xem là phản động, và rất nguy hiểm trong sự bảo thủ, bảo vệ học thuyết Mác xít…
    Nhưng một xã hội tiến đến dân chủ, thì sự ngự trị của cái trung tâm sẽ ngày càng ít đi, tính lệ thuộc, tính hình ảnh của cái bên lề sẽ dần không còn nữa. Khi ấy nhóm mở miệng, những kẻ bên lề sẽ có được vị trí của mình trong thang tồn tại, và giá trị của đời sống. Luận văn của em như một cái thai đẻ non; như một đứa trẻ sinh ra quá sớm, giống như Nhân văn-giai phẩm trước đây vậy…
    Cũng rất mong rằng sẽ có nhiều thứ mới mẻ lại rồi đây tràn vào trong em trong sự bình yên, yêu quí của nhiều người

    Like

  20. Chưa bao giờ loài súc vật đội lốt người đông đảo như hiện nay.
    Cũng chính vì vậy mà chúng ta không bị mà mắt nữa.
    Chúc bạn khỏe. Đừng buồn vì những kẻ dở hơi cám lợn đang phá nát cõi đời tạm bợ này.

    Like

  21. Mình năm nay ở tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận” nhưng mình vẫn thích, rất thích câu này “Tôi chỉ để dành sự trống rỗng cho những thứ mới mẻ tràn vào.”. Rất đúng mình xin làm rỗng tai mình “… cho những thứ mới mẻ tràn vào”. Và mình nghĩ nếu luận văn không được công nhận ở quốc gia này, sao không cho nó được công nhận ở quốc gia khác, cho mới mẻ tràn vào?.

    Like

  22. Nhóm thơ mở miệng toàn làm thơ đểu rả, tục tĩu bẩn thỉu,với những từ ngữ lồn buồi cặc dái ,âm hộ …nghe vô cùng tởm lợm.Không những thế bọn này còn tỏ ra chống đối chế độ ,nhà nước,đảng cộng sản hết sức cay cú quyết liệt .Vậy mà mụ lại tỏ ra đồng tình, còn khuyến khích, ủng hộ .Một người như thế không thể không bị lên án .Trong lúc một số phần tử xấu được bọn thù địch lôi kéo đã tổ chức kiện cáo ,biểu tình ,gây rối Nhã thuyên lại viết cái luận án với quan điểm hết sức sai trái thì không thể tha thứ . Nó làm ô nhiễm xã hội có hại cho đất nước .Vì vậy kẻ gieo gió ắt phải gặt bão .Điều đó là tất nhiên .Không việc gì mà thương hại .

    Like

    • Cha, Mẹ Bạn sinh ra bạn bằng cách đưa cái gì? vào cái gì? Và đến lượt Bạn nữa? Điều kỳ diệu vĩ đại nhất là Con Người chỉ sinh ra Con Người từ khi có Người. Tôi đang tự hỏi Bạn là gì?

      Like

  23. Cháu bằng tuổi con gái út của chú. Chú cũng đã từng chui ra từ cái lò đào tạo là ĐHSP Hà nội I, những năm 60, với những lý tưởng, mơ ước được cống hiến. Nhưng rồi tuổi tác, những bước đi trên các nẻo đường đời, những trải nghiệm cùng thời cuộc và thực tế đất nước còn đớn đau hơn cả thời thuộc Pháp, thời chống Mỹ xâm lược…về góc độ công lý, tự do…, đã cho chú cảm nhận những điều cháu đã viết ở bản luận văn ( mặc dù chú chưa được đọc, nhưng thấy những kẻ phản biện cháu như gã chỉ điểm Nguyễn Văn Lưu và đồng bọn, đã chửi rủa, đe nẹt, bắt vạ cháu…), cũng biết được cháu đứng về bên nào. Những lời tâm sự ở đây, đã thể hiện được bản lĩnh của một CON NGƯỜI, của bậc trí giả, không thèm chấp những kẻ tiểu nhân ấy, như một danh nhân đã nói: kẻ vu khống như một con ong bò vẽ, nếu không đập chết nó bằng phát đập đầu tiên thì tốt nhất là đừng động đến nó. Rồi cuộc đời sẽ phán xử cái lũ ác nhân ấy, như cái gã Nguyễn Văn Lưu- chỉ điểm ấy, bây giờ có dám xuất hiện trên văn đàn nữa đâu, hay như tên “chí dũng 7:59 pm ” trên cái còm măng này, mở miệng ra là đã bị phỉ nhổ liền! Thế hệ cháu cũng như con gái chú sống rất vô tư giữa cõi đời đầy gian manh, lừa lọc, nhưng dám nói thẳng những suy tư của mình, sai nói sai, đúng nói đúng chứ không thèm hạ mình a dua, chỉ điểm như cái lũ Nguyễn Văn Lưu, Đông La, Vũ Hạnh…già đời rồi mà còn để cho bọn con nít nó coi như đồ vô lại. Chú khen cháu rất nhiều đấy Nhã Thuyên ạ!!!

    Like

  24. […] (*) Theo thông tin mà Bauxite Việt Nam có được, thì Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan đã cho hạng xuất sắc (điểm 10), gồm các vị: PGS TS Nguyễn Văn Long, TS Chu Văn Sơn, TS Văn Giá, PGS TS Nguyễn Đăng Điệp, TS Nguyễn Phượng và PGS TS Nguyễn Thị Bình (người hướng dẫn). Còn “Hội đồng thẩm định” đã quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học vị thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan, gồm: Chủ tịch Hội đồng: PGS TS Đoàn Đức Phương, Chủ nhiệm khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, thành viên Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương; Phản biện: GS Đặng Thanh Lê, chuyên gia về văn học trung đại; PGS TS Phan Trọng Thưởng, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, thành viên Hội đồng Lý luận Phê bình Trung ương; PGS TS Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội; và PGS TS Nguyễn Duy Đức, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tất cả thành viên của Hội đồng thẩm định chẳng ai có công trình gì đáng kể về Văn học đương đại. Hội đồng cũ không được đối thoại, trao đổi gì với “Hội đồng thẩm định”. (Chú thích của BVN) Hanoi, 14.12.2013 THƯ CUỐI NĂM Gửi những người bạn tôi đây, đó, này, kia, ấy, nọ Những ngày soi gương, bỗng nhiên hốt hoảng, tôi nhận thấy mình không thoát khỏi sự khắc nghiệt của ngày tháng và sự khắc nghiệt của chính tôi khi thử thách độ dẻo dai của cơ thể và tim óc mình: ngày ăn dần tôi từng chút một, tôi ăn dần tôi từng chút một. Tôi muốn viết một thư dài lời. Tôi muốn nói với bạn thật nhiều như một kẻ yếu đuối đòi được thở than. Tôi muốn, theo đề nghị của bạn, “minh bạch hoá” cái gọi là “Vụ Nhã Thuyên”. Giờ đây, tôi cảm thấy nó như một giai thoại thê thảm, bi lẫn hài mà không ít nguy hiểm lẩn quất. Nó có thể cũng chỉ đủ dùng cho một cuộc nhậu suông nhân cách nơi vỉa hè… Nó thế nào, vì sao, kết luận của “họ” là gì, hình thức kỉ luật, hậu quả hữu hình và vô hình, những người trong cuộc khác ra sao, tôi phản ứng thế nào từ đầu tới cuối, tại sao tôi chỉ có một trả lời trên blog cá nhân “như thể viết văn”? Tôi đã, đang, sẽ ra sao? Bạn đừng giận khi tôi nói trời ơi, tôi là kẻ trong cuộc mà cũng là kẻ đứng ngoài, vừa bất an vừa mỏi mệt lơ đãng. Tôi không từ chối trả lời những câu hỏi cụ thể, nhưng cho phép tôi giữ sự bất tín của mình với những khái quát. Tôi không tin việc cố gạch vài đầu dòng rõ ràng về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả có thể thoả mãn chút nào sự tò mò và mối quan tâm của bạn dành cho tôi, và nhất là có thể làm tôi thấy những câu trả lời đó là đáng tin. Làm sao tôi có thể minh bạch hoá một chuyện, trong vô vàn những câu chuyện về sự bất công thiếu minh bạch và những điều tồi tệ hơn thế, đã xảy ra ở đây từ quá khứ tới hiện tại mà rút cục, nó chỉ giúp tôi nhìn rõ hơn những hỗn loạn, những mù tối, những khuất lấp, những điều chán nản, mệt mỏi, những uể oải sống trong từng người cụ thể, trong từng nhóm người, sự xấu xí của các hệ thống cưỡng chế tồn tại cá nhân… Nhưng tôi sẽ gắng để bạn có một chút hình dung tôi đã làm gì từ đó, bởi hình như, đó là điều mà bạn đã băn khoăn nhiều hơn cả về tôi, đã lo lắng nhiều hơn cả cho tôi, và sự ân cần trìu mến lẫn trông đợi của bạn làm tôi muốn mở lời. Tôi ngoài cuộc đấu đá, đâm chém, đổi chác. Tôi ngoài cuộc với chính tôi. Nếu tôi coi tôi là quan trọng, hẳn tôi sẽ ngồi săm soi từng bài viết tấn công tôi hoặc dùng tôi làm điểm tấn công, tôi sẽ huy động hết sức sự minh mẫn để phản bác, chất vấn một chiều, gạch đỏ bôi đen những từ ác độc, tố sự vu khống, đòi hỏi minh bạch, tôi sẽ chép lại trong sổ tay những kẻ ném đá và hả hê nhổ nước bọt lên mình; rồi sau đó, tôi cũng nên tận dụng cơ hội được biết đến, để góp tiếng nói phản biện về học thuật và văn chương, bày tỏ thái độ với báo chí hội đoàn trong nước, mong mọi người ủng hộ mình,… Tôi phải dành nhiều thời gian hơn nữa cho thất vọng, giận dữ, uất ức, tố cáo, kêu đòi. Tôi đã không đủ cuồng nộ để tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội văn chương mà nhiều người đã khởi xướng. Tôi là kẻ trong cuộc, kẻ bị/được sử dụng. Tôi coi tôi, một cá nhân, là quan trọng. Khi không hồi đáp nhiệt tình những đòi hỏi lên tiếng của bạn, trước hết, tôi đòi hỏi tôi bình tĩnh và kiên nhẫn cho sự hiểu. Tôi chủ động tìm đến những người bạn có thể giúp tôi nhìn ra sự việc và lắng nghe lời khuyên, sự chia sẻ của họ. Tôi lắng nghe những tiếng nói phân tích, hướng dẫn, chất vấn, bảo vệ mình, ở trong hay ngoài nước. Tôi đón nhận những emails, điện thoại, tin nhắn, những chia sẻ từ những người bạn hay những người mà sau đó tôi may mắn được làm bạn… Tôi biết việc lắng nghe những tiếng nói đó là quan trọng, không phải chỉ bởi đó là những tiếng nói cho tôi hiểu về sự tồn tại của mình, mà còn bởi, nó bảo vệ niềm tin của tôi về một cộng đồng chia sẻ và phản biện. Câu chuyện một (vài) cá nhân luôn (cần) là một câu chuyện chung. Nếu không có sự cưu mang của cộng đồng những người tự tìm đến với nhau để chia sẻ tiếng nói nhiều phía ấy, có lẽ tôi đã ngã quỵ vì cái xấu, cái thảm bại. Tôi muốn gọi tên từng người bạn đã ở bên tôi, tôi muốn kể tên những người tôi chưa từng được dịp biết mặt, tôi muốn cảm ơn những người đã lên tiếng chỉ vì cảm giác của họ về “lẽ phải”, nhưng tôi biết sẽ là không đủ với một lời cảm ơn. Thế rồi tôi đã, đang làm gì? Tôi biết bạn đã có lúc rất thất vọng. Tôi, thoáng mỉa mai, tôi phải cảm ơn cuộc đời đã quyết định giùm tôi một số việc mà nếu để tự thân, tôi chưa hẳn dám bỏ đi thẳng băng sớm như thế: nó ném giùm tôi bằng đại học lẫn cao học để tôi khỏi phải sử dụng thêm, chặt đứt giùm tôi sự lưỡng lự và rút chân tôi ra khỏi một kết nối nhân duyên nặng nghĩa, nhiều xung đột và ít đam mê với công việc nghiên cứu. Tôi không còn mảy may bận tâm về các hội đoàn. Sự nồng nhiệt và thói hiếu động của tôi với đời sống văn chương tiếng Việt giảm đi nhưng tôi nghĩ điều đó không gây hại. Bây giờ, tôi không tưởng tượng thêm nữa về sự trung lập, độc lập của giáo dục, tôi không vẽ vời về sự thuần tuý của nghệ thuật. Rất nhiều điều lúc này lúc khác có vẻ cần thiết, tôi đã có thể đơn giản là bỏ qua chúng. Tôi đã, đang, sẽ làm gì sau “tai hoạ”? Tôi có thể trả lời thành thật mà không xấu hổ: tôi hầu như chẳng làm gì. Tôi chưa cuống quýt tìm cách dùng mình vào việc gì đó. Tôi mất việc, và chẳng đi tìm việc. Tôi làm những thứ linh tinh vô hại. Tôi cắt giảm“đời sống xã hội” của mình. Tôi cũng không ngồi phòng tu kín mà viết lách hay đọc sách. Nếu tôi đã từng có tham vọng viết lách, giờ là lúc tôi muốn viết không tham vọng, nếu tôi đã từng thích thú ẩn dụ, giờ tôi sẽ viết những lời không ngụ ý, sẽ chụp những bức ảnh phi-ý niệm ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua, sẽ làm những video thơ không nội dung không kết quả. Nếu tôi đã từng muốn đọc hết những tên tuổi, giờ tôi chỉ đọc bạn bè. Nếu tôi đã từng nghĩ mình muốn là một người viết “chuyên nghiệp”, giờ tôi kháng cự lại ý định đó. Tôi sẽ xuất bản mà không cần bận tâm về sự xuất hiện hay lượng người đọc. Tôi yêu những tình yêu không lề thói, không đòi hỏi, những tình bạn vô cầu. Tôi nuôi nấng vài ý tưởng riêng với vài bạn bè thân thiết về giáo dục và nghệ thuật. Tôi là cái gì đó, đang trở thành, đang chuyển hoá thành cái gì đó, và tôi không thấy mình cần phải thành một cái gì đó. Tôi đã hầu như trần trụi, và sự trần trụi đó vẫn chưa đủ thành thực. Tận cùng của sự thành thực trong một cách sống thơ ca là gì? Vài hôm trước, lần đầu tiên trong vô số các giấc mơ của tôi về người cha đã mất, ông (tôi nhắc tôi phải trở lại với cuộc đời ông, một con người bình thường đã đi trước và để lại cho tôi kinh nghiệm về sự bất công, đấu tranh và thất bại) xuất hiện tra khảo tôi về “vụ scandal”, lần đầu tiên trong mơ, tôi thấy ông thật xa lạ; và khi tỉnh dậy, thay vì buồn nhớ, tôi thấy mệt mỏi và trống rỗng. Ông hỏi: “Tại sao con không thực hiện điều công bằng với mình?” Tôi trả lời: “Làm thế nào con thực hiện điều công bằng khi con chưa thấy ý nghĩa của những việc đó?” Tôi đem giấc mơ kể với bạn, bạn tôi nói: “Ông ấy hích cậu.” Và bạn hỏi, sự công bằng với tôi là thế nào. Tôi trả lời bạn bằng một suy nghĩ dài, quyết định chọn lấy ba từ mà tôi cảm giác chúng giúp nắm bắt sáng rõ hơn ý tưởng của tôi, như một quả dọi cho quan niệm đạo đức cá nhân mà tôi lựa chọn có nó, nhưng không sống theo nó: thành thực (honesty), cảm thông (compassion), trân trọng (respect). Tôi gắng kiên nhẫn để cảm thông, hiểu và trân trọng những dạng ngôn ngữ khác nhau và thành thực trong những quyết định cá nhân. Còn lại, có lẽ tôi xa lạ với việc thực hiện lẽ công bằng theo lẽ phải quy ước nào đó. Nhưng cả “lẽ công bằng cá nhân” này, tôi cũng không nhất định theo nó. Vì có thể, nó xung đột với tiếng nói bản năng của tôi, vì cơ thể tôi muốn nằm không nghĩ ngợi, muốn chìm đắm tự tại, muốn hoang dã, muốn kháng cự những đòi hỏi về trách nhiệm xã hội và lí tưởng công bằng, cơ thể tôi muốn đòi sự công bằng và tự do cho cảm giác của nó. Một lúc nào đó, có thể, tôi sẽ nghĩ lại và nghĩ khác. Lúc này, tôi chỉ còn muốn nghe được tiếng nhạc của cơ thể, của hơi thở mình. Tâm hồn tôi không ích kỉ một cách ích kỉ. Bây giờ, tôi nghĩ nhiều hơn về những điều tôi yêu, những điều tôi cần làm, những điều tôi có thể làm. Bây giờ, tôi chỉ thán phục những kẻ sống cho tình yêu. Bây giờ, tôi chỉ muốn dịch mọi ngôn ngữ sang ngôn ngữ của tình yêu. Tôi sẽ không còn đủ sức kháng cự nỗi tuyệt vọng trước cái xấu nếu cả tôi cũng bị đồng bộ hoá vào cỗ máy nặng nề của những thiết chế. Những giấc mơ của tôi sẽ bị nghiền nát. Và đó là điều tôi phải lựa chọn. Tôi biết mọi sự vẫn mới (chỉ là) bắt đầu, thời gian coi ta là hạt bụi, thời gian sẽ chẳng đưa câu trả lời nào, nếu tôi không làm gì nữa cả. Thật may, tôi đủ kiêu ngạo để những lời độc địa không làm mình tủi giận, đủ khiêm nhường để không phàn nàn cuộc đời và đổ riệt cho “số phận”, đủ dẻo dai để không đay đả chuyện cũ, tôi yêu thương và không đóng cửa trái tim để nhận ra những tiếng nói yêu thương. Những lúc rệu rã, những lúc tôi thấy mình vô dụng nhất, tôi lại thấy những tên người, những khoảnh khắc ấm áp say mê của tình bạn, những ngây ngất của tình yêu, những cuộc trò chuyện, những gặp gỡ, những trái tim lạ lùng, những kẻ mở đường, những cuốn sách cũ, những người chết, những người đang sống… Nếu có lúc tôi từ chối lời ân cần, không thấy sự trông đợi của bạn, không nhìn ra gương mặt tình yêu, không cảm nhận được cơ thể tôi… thì bây giờ, tôi đang, lặng lẽ, nghe lại, cảm lại, hiểu lại, đang yêu, đang yêu lại, đang học cách yêu và làm đầy hành trình của mình, một lần nữa, một lần nữa, một lần nữa,….Tôi vừa trôi vừa nhìn tôi trôi. Tôi nhắc mình phải tin vào ngôn ngữ, thơ ca, tình yêu, tình bạn, kí ức, sự tồn tại của ý nghĩa, cái có thực của niềm vui, của say mê, tôi phải tin vào những giấc mơ và tiếng gọi của người chết. Tôi phải ôm mang cộng đồng của mình, cái cộng đồng nào đó tôi vẽ ra bằng tim óc, nhưng có hình hài trong những gặp gỡ may rủi. Và tôi muốn tiếp tục sống không hiệu quả, không năng suất, lười nhác, sống mỗi lúc một trần trụi, hân hưởng niềm vui, bảo vệ trái tim dễ tổn thương, giữ gìn sự im lặng và nuôi dưỡng nỗi cô độc, hào phóng tiêu thời gian vào những điều không lề luật, tôi muốn mở tim và buông tay, tôi muốn sống một cuộc đời yếu đuối, vô quyền lực, nhưng hướng về tự do, cái đẹp, và yêu thương. Tôi vẫn chưa cạn. Tôi chỉ để dành sự trống rỗng cho những thứ mới mẻ tràn vào. Tôi không nói những lời này để kết thúc một sự việc, chỉ là để khép lại một đoạn đường. Và dù tôi đã làm bạn thất vọng lẫn lo âu, tôi chỉ muốn nói cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn… Cảm ơn vì đã gặp, đã biết, đã nghe, đã va chạm, đã hiểu, đã yêu nhau, dù chỉ trong những khoảnh khắc. Lúc này, tôi chỉ muốn nói yêu. Nhã Thuyên Nguồn: junglepoetry.wordpress.com […]

    Like

  25. “Và tôi muốn tiếp tục sống không hiệu quả, không năng suất, lười nhác, sống mỗi lúc một trần trụi, hân hưởng niềm vui, bảo vệ trái tim dễ tổn thương, giữ gìn sự im lặng và nuôi dưỡng nỗi cô độc, hào phóng tiêu thời gian vào những điều không lề luật, tôi muốn mở tim và buông tay, tôi muốn sống một cuộc đời yếu đuối, vô quyền lực, nhưng hướng về tự do, cái đẹp, và yêu thương. Tôi vẫn chưa cạn. Tôi chỉ để dành sự trống rỗng cho những thứ mới mẻ tràn vào”.
    Câu văn này thật kỳ diệu biết bao!

    Like

  26. Em là người chiến thắng, thắng cả trong niềm tin và trên trận chiến thật. Sau rất nhiều năm, lần đầu tiên một vấn đề học thuật đã thu hút được sự quan tâm rất nhiều từ hai phía. Trước hết, tôi cũng đồng ý với em, họ – những người đã và đang gây ra sự phẫn nộ, đè nén, tức tưởi – đã giúp thành quả của bạn vượt ra khỏi phạm vi khuôn khổ của một luận văn, một khoa chuyên môn, một trường đại học và một đất nước đang ngập chìm trong ngục tù tư tưởng. Chưa bao giờ có nhiều nhà khoa học khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia có nền học thuật tiên tiến nhất lại quan tâm đến một vấn đề học thuật ở Việt Nam đến như vậy. Họ đã có công rất lớn trong việc đem lại điều đó. Và tự nhiên bên cạnh em lại có rất nhiều bạn bè. Điều chiến thắng lớn nhất là em đã tạo ra được một ngọn giáo và nhờ sự giúp sức của các bàn tay nhớp nhúa ấy đâm thủng một lỗ lớn trên tấm màng đêm đen tối của dân tộc.
    Tâm trí là nơi chứa đựng và cũng là nơi suối nguồn của nhận thức, kiến thức và ý chí tuôn chảy. Em hãy tiếp tục làm cho nguồn suối ấy tiếp tục chảy, tiếp tục sản sinh ra những điều kì diệu khác. Nếu em không tiếp tục, tâm trí của em sẽ trở thành ao tù chứa đầy kí sinh dơ bẩn như họ vậy.

    Like

Leave a comment