Giấy mời và buổi làm việc sáng 27 Mar

Đi vắng hơn tuần, không thể checkmail và internet thường xuyên. Về nhà, đã nhận được giấy mời. Mai là ngày cuối để gặp theo cái giấy mời mơ hồ này. IMG_3562     Kết quả buổi làm việc sáng nay 27 Mar 2014 với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, trưởng phòng sau đại học.

– Tôi tới gặp bà Nguyễn Thị Thu Hằng theo giấy mời.

– Tôi được thông báo về việc có hai quyết định: Quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ. Ngoài ra không có bất cứ giấy tờ nào khác.

– Tôi được xem các quyết định.

– Tôi không đồng ý nhận các quyết định này vì tôi cho rằng hai quyết định này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch về các thông tin: như hội đồng chấm, các biên bản nhận xét của hội đồng, v.v Theo như trí nhớ của tôi, hai quyết định chỉ gồm những câu như: Căn cứ vào abc, căn cứ vào kết luận của ban thanh tra, căn cứ vào kết luận của hội đồng thẩm định luận văn, căn cứ vào đề nghị của trưởng phòng sau đại học… trường Đại học Sư phạm hà nội ra quyết định abc. Kí tên hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh.

 

-Tôi đề nghị được chụp lại nhưng không được phép nếu tôi không nhận.

– Tôi đề nghị được cung cấp thông tin về các giấy tờ và hồ sơ có thể kèm theo: như biên bản thành lập hội đồng thẩm định, các nhận xét của từng thành viên hội đồng, v.v và bà Hằng cho biết bà không giữ những giấy tờ đó. Bà có đề nghị tôi chờ để bà đi gặp hiệu trưởng hỏi thêm nhưng hiệu trưởng đang họp.

– Tôi đề nghị viết giấy xác nhận tôi đến làm việc và không nhận quyết định. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng nói sẽ thông báo buổi làm việc và những đề nghị của tôi tới hiệu trưởng.

– Tôi ra về với tờ giấy xác nhận như sau.  Giấy xác nhận được viết làm hai bản, mỗi bên giữ một bản.

???????????????????????????????

 

33 comments

  1. Nhất định phải đến chứ ạ. Để bạn biết và chúng tôi được biết họ đã thu hồi văn bằng của bạn với lý do chính thức là gì. Liệu có lí do nào nằm trong mục 1, điều 22 trong Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” thì “Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Có hành vi gian lận trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ; b) Cấp cho người không đủ điều kiện; c) Do người không có thẩm quyền cấp; d) Bị tẩy xoá, sửa chữa; đ) Để cho người khác sử dụng.”
    Mong bạn luôn mạnh mẽ, can trường và trí tuệ.
    Trân trọng

    Like

  2. Tôi đã “quăng” hết từ lâu, về ở ẩn. Bạn hy vọng gì vào đám nửa người nửa ngợm chứ?!

    Like

  3. Buông xuôi thì rất dễ. Nhưng sẽ có lúc em thấy tiếc vì không đấu tranh đến cùng vì danh dự của mình. Bọn họ có thể đeo rọ cho báo chí nhưng em có thể đưa chuyện này ra ánh sáng bằng con đường Tòa án. Em nên kiện trường Đại học Sư phạm.

    Like

  4. Bạn đã hành động đúng như những gì tôi nghĩ về một nhà nghiên cứu can đảm. Chỉ riêng việc lựa chọn cái mới, không trùng lặp để nghiên cứu và nhận được sự công nhận với số điểm tuyệt đối 10/10 của các chuyên gia có chuyên môn sâu về đề tài nghiên cứu đã cho thấy luận văn của bạn không phải không đủ điều kiện để cấp bằng. Trong trường hợp luận văn không đạt, trường ĐH Sư phạm cũng phải tổ chức cho bạn được làm lại luận văn khác và bảo vệ lại, chứ không thể vô cảm với “khách hàng” đã lựa chọn ĐHSP HN để theo học và vì lý do không đạt luận văn mà quyết định thu hồi Văn bằng của bạn. Với một việc động trời bác bỏ một công trình của một nhà nghiên cứu như thế, mà là bác bỏ sau 3 năm, khi đã cấp bằng, ĐH SP Hà Nội cần phải công khai bản nhận xét của phản biện và quyết nghị của hội đồng 2, chí ít là trong phạm vi những nguời có liên quan trong đó có tác giả luận văn, người hướng dẫn và các thành viên hội đồng 1. Hội đồng 1 cũng nên công khai những nhận xét của mình về bản luận văn đó tại thời điểm đó và có trách nhiệm lên tiếng về những gì đang diễn ra, với tinh thần của những người làm khoa học và giáo dục, và lương tâm của những nhà giáo với sản phẩm đào tạo của mình.
    Sự im lặng của hội đồng là điều khó hiểu. Phải chăng im lặng là đồng lõa với cái xấu.
    Trân trọng sự bình tĩnh và can trường của bạn.
    Hãy chiến đấu không chỉ cho bạn, mà còn cho những sinh viên và bạn bè đã ngưỡng mộ bạn, bỏ tiền ra đóng học phí nghe bạn giảng bài. Hãy đấu tranh cho bạn cũng là cho khoa học-tự do học thuật.
    Kính thư,

    Like

  5. Con người trong đời sống thực và trong đời sống tương tự thực (virtual life: đời sống trên mạng Internet) với những nhận diện bản sắc và những mong cầu thành – tựu của họ xuất hiện trong một bài thơ của Ralph Waldo Emerson (1803-1882) :

    “Có một linh tâm.
    Linh tâm liên kết với thế giới.
    Nghệ thuật là hành động của linh tâm vị nghệ thuật.
    Khoa học tìm thấy phương pháp của linh tâm.
    Văn chương là những ghi nhận của linh tâm .
    Tôn giáo là cảm xúc của tôn kính mà linh tâm cảm hứng.
    Đạo đức là linh tâm sáng tỏ nơi đời sống con người.
    Xã hội là sự tìm thấy của linh tâm này bởi những cá nhân nơi mỗi
    cá nhân khác.
    Chức nghiệp là sự học hỏi của linh tâm nơi thiên nhiên bằng cần lao

    Chính trị là hoạt động của nhất tính sáng tỏ nơi quyền lực.
    Những phong cách là những diễn tả tĩnh lặng và trung gian của linh tâm . “[3] (p44)

    Ralph Waldo Emerson phát biểu: “Tượng trưng cho vũ trụ, có ba người con, sinh cùng một lúc, tái hiện dưới những tên khác biệt trong mỗi hệ thống tư tưởng, hoặc là chúng được gọi là nhân, hành và quả; hoặc là, thi ca hơn, Jove, Pluto, Neptune; hoặc về thần học, Cha, Thánh Thần, và Con; nhưng chúng ta có thể gọi ở đây Người Biết, Người Làm, và Người Nói. Những cái này tương ứng cho tình yêu của sự thật, cho tình yêu của sự thiện, và cho tình yêu của sự đẹp. Cả ba đều bình đẳng. Mỗi cái là cái nó là, nói về thể tính, thế nên nó không thể bị đem đặt trên cái khác hoặc bị phân giải ra xem nó gồm có những gì, và mỗi một trong ba có cái quyền lực của cái khác tiềm ẩn trong nó và chính nó, hiển nhiên.” [3] (p41-42)

    Bản sưu khảo này trình bày vài phương diện của cộng đồng trực tuyến (online communities) về mặt đa nguyên và dị biệt trong ngôi làng toàn cầu. Bản văn này cũng trình bày vai trò của truyền thông kĩ thuật số, đặc biệt là Trang Mạng Toàn Thế Giới (World Wide Web) như là một truyền thông, một môi trường trong sự hình thành các cộng đồng trực tuyến. Môi trường này thì mở ra cho các biến hoá hiển hiện, cho duyên khởi và cho các mong cầu thành tựu. Nó cũng biểu thị rằng “truyền thông là thông điệp” và “nội dung của bất cứ truyền thông là một truyền thông khác”. Từ đó những hình thức mới của những nhận diện bản sắc về xã hội / văn hoá xuất hiện như là những công dân của ngôi làng toàn cầu, cùng nhau chia sẻ những giá trị chung, hạnh phúc và đau khổ của hiện hữu làm người. Bản văn này cũng trình bày những ảnh hưởng có thể có, đáng mong cầu, từ những hình thức mới của những giao lưu trực tuyến vào sự hiểu biết những cộng đồng và dân chủ của chúng ta thế nên chúng tăng gia sự nhận thức sáng tỏ thấu suốt của cộng đồng hướng về nhu cầu sáng tạo

    Con người trong đời sống thực và trong đời sống tương tự thực (virtual life: đời sống trên mạng Internet) với những nhận diện bản sắc và những mong cầu thành – tựu của họ xuất hiện trong một bài thơ của Ralph Waldo Emerson (1803-1882) :

    “Có một linh tâm.
    Linh tâm liên kết với thế giới.
    Nghệ thuật là hành động của linh tâm vị nghệ thuật.
    Khoa học tìm thấy phương pháp của linh tâm.
    Văn chương là những ghi nhận của linh tâm .
    Tôn giáo là cảm xúc của tôn kính mà linh tâm cảm hứng.
    Đạo đức là linh tâm sáng tỏ nơi đời sống con người.
    Xã hội là sự tìm thấy của linh tâm này bởi những cá nhân nơi mỗi
    cá nhân khác.
    Chức nghiệp là sự học hỏi của linh tâm nơi thiên nhiên bằng cần lao

    Chính trị là hoạt động của nhất tính sáng tỏ nơi quyền lực.
    Những phong cách là những diễn tả tĩnh lặng và trung gian của linh tâm . “[3] (p44)

    Ralph Waldo Emerson phát biểu: “Tượng trưng cho vũ trụ, có ba người con, sinh cùng một lúc, tái hiện dưới những tên khác biệt trong mỗi hệ thống tư tưởng, hoặc là chúng được gọi là nhân, hành và quả; hoặc là, thi ca hơn, Jove, Pluto, Neptune; hoặc về thần học, Cha, Thánh Thần, và Con; nhưng chúng ta có thể gọi ở đây Người Biết, Người Làm, và Người Nói. Những cái này tương ứng cho tình yêu của sự thật, cho tình yêu của sự thiện, và cho tình yêu của sự đẹp. Cả ba đều bình đẳng. Mỗi cái là cái nó là, nói về thể tính, thế nên nó không thể bị đem đặt trên cái khác hoặc bị phân giải ra xem nó gồm có những gì, và mỗi một trong ba có cái quyền lực của cái khác tiềm ẩn trong nó và chính nó, hiển nhiên.” [3] (p41-42)

    Bản sưu khảo này trình bày vài phương diện của cộng đồng trực tuyến (online communities) về mặt đa nguyên và dị biệt trong ngôi làng toàn cầu. Bản văn này cũng trình bày vai trò của truyền thông kĩ thuật số, đặc biệt là Trang Mạng Toàn Thế Giới (World Wide Web) như là một truyền thông, một môi trường trong sự hình thành các cộng đồng trực tuyến. Môi trường này thì mở ra cho các biến hoá hiển hiện, cho duyên khởi và cho các mong cầu thành tựu. Nó cũng biểu thị rằng “truyền thông là thông điệp” và “nội dung của bất cứ truyền thông là một truyền thông khác”. Từ đó những hình thức mới của những nhận diện bản sắc về xã hội / văn hoá xuất hiện như là những công dân của ngôi làng toàn cầu, cùng nhau chia sẻ những giá trị mới và tiến bộ và chuyển biến chính chúng. “Đời sống tự nó không có ý nghĩa. Đời sống là một cơ hội để sáng tạo ý nghĩa. Ý nghĩa không phải được khám phá ra : nó phải được sáng tạo. Bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa chỉ nếu sáng tạo nó…Hàng triệu người đang sống những cuộc đời không ý nghĩa bởi vì chính cái ý tưởng hoàn toàn ngu ngốc này cho rằng ý nghĩa phải được khám phá ra. Như là nó đã ở đó rồi. Tất cả cái bạn cần là chỉ kéo tấm màn che, và nắm lấy ! Ý nghĩa đang ở đây. Nó không giống như thế…Và thật là tốt khi ý nghĩa không nằm ở đó nơi nào đó, nói khác đi một người sẽ có thể khám phá ra nó – lúc đó có gì là nhu cầu cho mỗi người khác khám phá ra nó ?” [2] (p181)

    Human beings in real life and in virtual life with their identities and aspirations appearing in a poem of Ralph Waldo Emerson (1803-1882):
    “There is one soul.
    It is related to the world.
    Art is its action thereon.
    Science finds its methods.
    Literature is its records.
    Religion is the emotion of reverence that it inspires.
    Ethics is the soul illustrated in human life.
    Society is the finding of this soul by individuals in each other.
    Trade are the learning of the soul in nature by labour.
    Politics is the activity of the soul illustrated in power
    Manners are silent and mediate expressions of soul.” [3] (p44)

    Ralph Waldo Emerson states “For the Universe has three children, born at one time, which reappear under different names in every system of though, whether they be called cause, operation and effect; or , more poetically, Jove, Pluto, Neptune; or, theologically, the Father, the Spirit and the Son; but which we will call here the Knower, the Doer and the Sayer. These stand respectively for the love of truth, for the love of good, and for the love of beauty. These three are equal. Each is that which he is, essentially, so that he cannot be surmounted or analysed, and each of these three has the power of the other latents in him and his own, patent.” [3] (p41-2)

    This paper presents some aspect of online communities as plurality and diversity in the global village. This paper also presents the role of digital media, particularly the World Wide Web as a medium, an environment in the formation of online communities. This environment is open for manifestations, for dependent arising and for aspirations. It also demonstrates that “the medium is the message” and “the content of any medium is another medium” . Hence new forms of social/cultural identities appear as citizens of the global village, sharing common values, happiness and suffering of being human. This paper also presents desirable implications from new forms of interactions online on our understanding of communities and democracy that they increase the awareness of the community for the need to create new values and progress, and transform themselves. “Life in itself has no meaning. Life is an opportunity to create meaning. Meaning has not to be discovered: it has to be created. You will find meaning only if you create it … Millions of people are living meaningless lives because of this utterly stupid idea that meaning has to be discovered. As if it is already there. All that you need is just pull the curtain, and behold! Meaning is here. It is not like that … And it is good that meaning is not lying there somewhere otherwise one person would have discovered it—then what would be the need for everybody else to discover it?” [2] (p181)

    ————————
    Notes on Dependent Arising:
    From the Majjhima Nikaya of the Pali Canon: “This being, that becomes, from the arising of this, that arises; this not becoming, that does not become; from the ceasing of this, that ceases.’ (Majjhima Nikaya II,32)
    Notes

    1. Kalu Rinpoche, Kyabje. Luminous Mind – The Way of the Buddha. Boston, Massachusetts: Wisdom Publications, 1997
    2. Osho. Creativity – Unleashing the Forces Within. New York: St Martin’s Griffin, 1999
    3. Miles, Josephine. University of Minnesota Pamphlets on American Writers – Ralph Waldo Emerson. St Paul, Minnesota: University of Minnesota, 1964

    Like

  6. Phát biểu của Hữu Phúc trong phát biểu trên — dẫn R.W.Emerson và Osho – là thân gửi Nhã Thuyên

    Like

    • Cảm ơn Đỗ Thị Thoan, kính chúc Đỗ Thị Thoan mạnh khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc. Và chợt thấy thương bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng phòng sau đại học, thương cả cái Trường DHSP Hà Nội, thật chẳng ra làm sao cả.

      Like

    • Ấy, đừng, cũng là tội nghiệp bà Hằng thôi. Khốn khổ và khốn nạn là cái tên Văn minh, Nguyễn Văn Minh kia. Thế mà cũng mang tiếng sư phạm. Sư phạm chỗ nào ? Dạy ai ? Chả trách xã hội như bây giờ đây. Buồn!

      Like

  7. […] Kết quả buổi làm việc sáng nay 27 Mar 2014 với bà Nguyễn Thị Thu Hằng, trưởng phòng sau đại học. – Tôi tới gặp bà Nguyễn Thị Thu Hằng theo giấy mời. – Tôi được thông báo về việc có hai quyết định: Quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ. Ngoài ra không có bất cứ giấy tờ nào khác. – Tôi được xem các quyết định. – Tôi không đồng ý nhận các quyết định này vì tôi cho rằng hai quyết định này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch về các thông tin: như hội đồng chấm, các biên bản nhận xét của hội đồng, v.v Theo như trí nhớ của tôi, hai quyết định chỉ gồm những câu như: Căn cứ vào abc, căn cứ vào kết luận của ban thanh tra, căn cứ vào kết luận của hội đồng thẩm định luận văn, căn cứ vào đề nghị của trưởng phòng sau đại học… trường Đại học Sư phạm hà nội ra quyết định abc. Kí tên hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh. – Tôi đề nghị được chụp lại nhưng không được phép nếu tôi không nhận. – Tôi đề nghị được cung cấp thông tin về các giấy tờ và hồ sơ có thể kèm theo: như biên bản thành lập hội đồng thẩm định, các nhận xét của từng thành viên hội đồng, v.v và bà Hằng cho biết bà không giữ những giấy tờ đó. Bà có đề nghị tôi chờ để bà đi gặp hiệu trưởng hỏi thêm nhưng hiệu trưởng đang họp. – Tôi đề nghị viết giấy xác nhận tôi đến làm việc và không nhận quyết định. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng nói sẽ thông báo buổi làm việc và những đề nghị của tôi tới hiệu trưởng. – Tôi ra về với tờ giấy xác nhận như sau.Giấy xác nhận được viết làm hai bản, mỗi bên giữ một bản. B N. T. Nguồn:https://junglepoetry.wordpress.com/2014/03/26/thu-moi-tu-truong-sp/ […]

    Like

  8. Tôi không buồn vì chuyện thu hồi bằng Thạc Sĩ và buộc thôi việc của Nhã Thuyên và TS Bình nhưng tôi buồn vì tại sao chúng ta cứ thản nhiên , thờ ơ xem người ta hành hạ Nhã Thuyên đến như vậy.Những ThS,TS ngành văn học đâu hết rồi?Quí Vị khoa bảng với hàng lô bằng dỏm tại sao cứ an nhàn hưởng thụ mà không sao hết?Liệu cái bằng cấp, cái học vị của các vị GS.PGS có yên thân không khi mà nay mai có người xem lại nó với ác ý kèm theo? Rõ ràng trí thức ở nước ta không ra gì hết!

    Like

  9. Xin được bày tỏ lòng khâm phục và sự ngưỡng mộ đối với bạn. Tôi tin rằng những thử thách đau xót này cũng cho bạn cơ hội trải nghiệm những chất liệu mới làm giàu cho những sáng tạo, khắc họa sâu sắc hơn hình hài của một Nhã Thuyên.
    Tuy nhiên, tôi lo lắng cho tình trạng sức khỏe của cô Bình. Qua đơn thư của cô, có lẽ cô chưa bao giờ ở tâm thế chờ đón một cú sốc tai nạn nghề nghiệp trong một môi trường chính trị hóa cao độ thế này. Xin bạn hãy chuyển tới cô Bình lời khuyên nên sử dụng các liệu pháp châm cứu để vượt qua những khó khăn tinh thần hiện tại. Nghỉ hưu sớm chỉ có nghĩa sớm từ bỏ những trách nhiệm hành chính, và một phân cơ hội đào tạo thêm học trò và có lẽ cả cái học hàm giáo sư chưa làm! Nhưng đó lại là cơ may có nhiều thời gian hơn giành cho gia đình và cho những dự án tâm đắc còn trì hoãn nào đó…
    Take care!

    Website giới thiệu điều trị stress bằng châm cứu tại viện do GS Nguyễn Tài Thu sáng lập:
    http://www.chamcuuvietnam.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=194%3Adieu-tri-mat-ngu-suy-nhuoc-than-kinh-do-stress&catid=1%3Ahospital-news&Itemid=127&lang=vi

    Like

  10. Văn hóa gì thứ nạc mỡ củ hành ….Trên giấy mời của nhà trường thì ghi là Bà Thoan …cô Thoan chưa chồng mà …. người ít chữ nông dân chúng ta vẫn gội là cô. Rồi nghe đâu có cáo quyết định còn ghi là ….học hàm thạc sĩ ….huhuhu ….

    Like

  11. Hay 😀 Đăng tin mua, bán,sang nhượng và cho thuê nhà đất Hà Nội. Đăng tin rao vặt nhà đất ở Hà Nội MIỄN PHÍ ^^: Nhà đất Hà Nội. Bạn sẽ thích nó đấy 😀 ! Cảm ơn ^^ hanoi nha dat

    Like

Leave a comment