Samizdat và hơn thế nữa

Câu chuyện samizdat (sẽ còn) là một câu chuyện dài ở ta và sẽ nhiều chỗ cho những thảo luận. Tôi chỉ đặt một cái ghi nhớ ở đây.

Báo Nhân Dân hôm nay có thể giải trí người đọc bằng một đoạn viết về samizdat. Tôi nghĩ đây là điểm duy nhất trong bài báo mà tôi muốn tranh luận lại. Tôi đang hình dung, với trách nhiệm của một tờ báo lớn, báo Nhân Dân có thể đăng cai mở một cuộc thảo luận công khai về Samizdat cho các nhà nghiên cứu, giới sưu tập, các nhà văn, các nhà xuất bản…tham gia trao đổi chăng?

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/22905702-ho-dau-can-quan-tam-toi-khoa-hoc.html

Xin trích lại:
“Trong luận văn, ÐTT sử dụng khái niệm samizdat (tiếng Ðức là Samisdat) để khẳng định, biện hộ “thơ rác, thơ dơ”. Theo Wikipedia tiếng Ðức, Samisdat là khái niệm chỉ các ấn phẩm tự làm ra, bị cấm, nên ngoài việc đọc cho nhau nghe thì cách duy nhất là phổ biến bí mật. Với hình thức nhân bản truyền tay, Samisdat chỉ tồn tại trong thời chiến tranh lạnh, tác giả của Samisdat là một số người đi đầu phong trào chống chế độ. Theo các tài liệu khác thì khẩu hiệu của những người đã làm ra Samisdat là: “Mehr Samisdat schafft mehr Opposition” (Nhiều samisdat tạo ra nhiều chống đối); câu này được viết theo một vòng hình elip, để từ đó có thể hiểu là: nhiều chống đối tạo ra nhiều Samisdat! Ở CHLB Ðức, sản phẩm Samisdat hiện chỉ được lưu giữ ở nhà bảo tàng, kho lưu trữ, chưa bao giờ được xuất bản. Một vài người vì tò mò, hoặc vì muốn cổ vũ phong trào chống đối tại một số nước thì ra vẻ nghiên cứu để khoác cho Samisdat nhãn nghệ thuật, khoa học; còn về đại thể thì đến nay không mấy ai biết Samisdat là cái gì, người thuộc cái gọi là “thơ” trong Samisdat lại càng không. Vì Samisdat ra đời không phải vì mục đích văn học, mà chỉ là một phương tiện phục vụ hoạt động chính trị chống đối chế độ, nên khi “sứ mạng” xong rồi thì Samisdat cũng bị lãng quên.”

“Những gì xảy ra ở Liên Xô và Ðông Âu trong quá khứ, được ghi lại trong sách báo đã chỉ rõ rằng, Samisdat là một công cụ nguy hiểm đối với xã hội.”
(hết trích)

Tháng 7 năm 2012, Báo Tia Sáng đã bàn luận về vấn đề này:

– Bài của TS Giáo dục, nhà thơ, dịch giả tiếng Nga Nguyễn Thuỵ Anh, một người học Nga “Samizdat, từ bao giờ và như thế nào?”.
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=5388&CategoryID=41

Nếu samizdat là vô giá trị, hẳn ngày nay ta không được đọc B. Pasternak, A. Solzhenitsyn, M.Bulgakov… và nhiều tác giả khác. Nếu samizdat là vô giá trị, hẳn học sinh trong các trường học Việt Nam hẳn sẽ không có cơ may học Tố Hữu, Hồ Chí Minh và rất nhiều văn thơ cách mạng giai đoạn đầu vì họ cũng xuất bản samizdat. 

Rộng hơn về câu chuyện về samizdat, là xuất bản phá cách đương đại, hay là xu hướng xuất bản độc lập đương đại. Tôi có từng trích dịch một phỏng vấn:

 

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=5402&CategoryID=41

– Nếu samizdat là vô ích, người ta đã không dành những chuyên đề lớn để nghiên cứu về nó trên thế giới. Đây là các bài báo trên tạp chí Poetics Today 2008 trong Chuyên đề Samizdat, chuyên đề tôi đã giúp ích tôi nhiều khi làm luận văn.  Tôi xin upload lên đây các bản pdf để bạn đọc tiện tham khảo và trao đổi. Nếu các bạn quan tâm, có thể dịch các tiểu luận này.

–  Joseph Benatov, Demystifying the Logic of Tamizdat: Philip Roth’s Anti-Spectacular Literary Politics

– J. Martin Daughtry, Sonic Samizdat”: Situating Unofficial Recording in the Post-Stalinist Soviet Union

– Alexander Gribanov, Samizdat according to Andropov

– Ann Komaromi, Samizdat as Extra-Gutenberg Phenomenon

– Martin Machovec, The Types and Functions of Samizdat Publications in Czechoslovakia, 1948–1989 

– Peter Steiner, Introduction: On Samizdat, Tamizdat, Magnitizdat, andOther Strange Words That Are Difficult to Pronounce – poetictoday 2008

– Leona Toker, Samizdat and the Problem of Authorial Control: The Case of Varlam Shalamov 

– Alexei Yurchak: Suspending the Political: Late Soviet Artistic Experiments on the Margins of the State

The Types and Functions of Samizdat Publications in Czechoslovakia, 1948_1989

Situating Unofficial Recording in the Post-Stalinist Soviet Union

Samizdat as Extra-Gutenberg Phenomenon

Samizdat and the Problem of Authorial Control-The Case of Varlam Shalamov

Samizdat according to Andropov

Late Soviet Artistic Experiments on the Margins of the State

Introduction- On Samizdat, Tamizdat, Magnitizdat, and Other Strange Words That Are Difficult to Pronounce

Demystifying the Logic of Tamizdat-Philip Roth’s Anti-Spectacular Literary Politics

 

5 comments

  1. Those gentlemen (TVQ+HVT) may know only German or they won’t dare to read / translate these articles provided above. Their mindset exactly reflected a censored system in which Samizdat is a need for the rest 🙂

    Like

  2. Hai tác giả viết bài trên báo Nhân Dân là tốt rồi, đề nghị tranh luận tiếp. Hy vọng, qua tranh luận đúng sai dần sáng tỏ và có lẽ mọi người (nhất là người tham gia tranh luận) cũng trưởng thành hơn, góp phần cho xã hội trưởng thành. Với tư cách của người ngồi nghe, xin kính đề nghị, các ý kiến tranh luận đưa chứng cứ cụ thể, chính xác, độc lập, mạnh dạn, không sợ sai vì như lãnh tụ của Ấn Độ Mahatma Gandhi có nói: “Tự do sẽ chẳng có giá trị nếu không bao gồm quyền tự do có thể phạm sai lầm”.

    Like

Leave a comment